Đốm trắng trên móng tay "tố" cơ thể đang bị mầm bệnh tấn công, đừng vội mà chủ quan

( PHUNUTODAY ) - Nếu thấy xuất hiện đốm trắng trên móng tay có thể cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề sau đây:

Dấu hiệu bệnh gan, phổi

Khi sức khỏe yếu, thiếu vitamin thì trên phần móng tay hoặc móng chân cũng có sự xuất hiện của các nốt nhỏ màu trắng trên lớp sừng của móng. Các dấu hiệu móng tay có các vết, nốt màu trắng trên phần móng có thể là dấu hiệu của bệnh gan; màu nửa trắng, nửa hồng là dấu hiệu của bệnh thận và màu tím là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tim.

dom trang tren mong tay-phunutoday

Bên cạnh đó, đốm trắng còn có các dấu hiệu như: móng có màu vàng, dày, phát triển chậm có thể là dấu hiệu của chứng bệnh phổi. Do chức năng phổi bị suy kém, nên khiến cho nồng độ ôxy trong máu xuống thấp, dẫn tới sự phát triển bất thường của móng. Ban đầu chúng vô hại, song móng càng mọc dài ra, thì các nốt trắng này cũng lớn dần lên và khiến móng trở nên yếu, dễ gãy.

Nhiễm nấm

Các đốm trắng trên móng tay có thể chỉ đơn thuần là do những chấn thương nhẹ, do thói quen hay cắt khóe làm tổn thương móng… và cũng có thể các bệnh da liễu như nhiễm nấm.

Triệu chứng ban đầu của nấm móng là xuất hiện một vài đốm trắng nhỏ ở móng tay và càng ngày càng lan rộng khắp các móng tay và móng chân. Khi mắc bệnh, móng tay sẽ trở nên dày hơn và có kẽ hở ở dưới móng khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn.

Khô móng

Thói quen dùng nước rửa móng có cồn sau khi sơn móng tay của nhiều chị em phụ nữ rất dễ làm móng bị khô. Chính điều này là một trong những nguyên nhân xuất hiện đốm trắng trên móng tay.

Những biện pháp khắc phục bệnh đốm trắng móng tay và móng chân

- Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể ngay khi thấy xuất hiện đốm trắng trên móng tay. Protein và canxi là hai thành phần quan trọng cấu tạo nên móng. Do vậy việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trên sẽ giúp móng chắc khỏe hơn và hạn chế tình trạng xuất hiện đốm trắng trên móng.

- Một số thực phẩm giàu protein như cá hồi, cá ngừ, thịt bò nạc, đậu và các loại hạt. Canxi có nhiều trong sữa, rau cải ngọt, yến mạch, tôm, đậu phụ,…

- Chú ý bổ sung các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, magiê bằng các thực phẩm quen thuộc có trong các bữa ăn hàng ngày như hàu, trứng, thịt cua, tép,…

- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào trong bữa ăn hàng ngày. Vitamin C có nhiều trong rau quả tươi như rau cải, rau thơm, mồng tơi, rau ngót và các loại trái cây họ cam, chanh.

Vì vitamin C dễ bị hòa tan nên bạn cần chú ý khi chế biến. Nên rửa rau cả lá to rồi mới thái nhỏ, chỉ cho vào nấu khi nước, dầu ăn đã sôi và ăn ngay sau khi chín để giảm tối đa tỷ lệ mất vitamin C.

- Đối với trường hợp móng bị nấm, nhiễm trùng thì nên sử dụng bao tay, ủng cao su khi tiếp xúc với môi trường hóa chất.

- Khi thấy móng tay, móng chân xuất hiện đốm trắng, có màu bất thường như tím tái, không đều màu kèm theo một trong các hiện tượng như chán ăn, mệt mỏi, đau ngực, mắt thâm quầng,… thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link