Dọn ban thờ cuối năm mắc 4 sai lầm này, đừng hỏi sao cả năm đau ốm, gia đình tán tài, mất lộc

07:34, Thứ tư 03/02/2021

( PHUNUTODAY ) - Dọn vệ sinh ban thờ và không gian thờ cúng là việc mọi gia đình thường làm mỗi khi Tết đến Xuân về. Tuy nhiên cần lưu ý tránh 4 điều sau.

Theo quan niệm tín ngưỡng từ ngàn đời nay của dân Việt Nam, cứ mỗi khi tới dịp cuối năm, các gia đình sẽ tiến hành dọn vệ sinh bàn thờ và không gia thờ cúng. Đây là việc làm hết sức quan trong và phải cẩn thận, vì bàn thờ là nơi linh thiêng, là nơi ngự của người cõi âm. Nếu chẳng may làm gì không đúng sẽ phải chịu hậu quả.

Dưới đây là 4 sai lầm cần tuyệt đối tránh, kẻo bị quở, gia chủ đau ốm, tán tài mất lộc.

thay-bat-huong

Đổ cả bát hương và chân hương

Dọn bàn thờ cuối năm thường gia chủ sẽ tỉa chân hương và thay tro. Tuy nhiên lưu ý không mang đổ cả bát hương, gồm tro lẫn chân hương đi.

Bởi phần tro có chứa cốt bát hương, còn chân hương là cầu nỗi mỗi lần người trên dương gian muốn kết nối với người âm, nếu mang đổ hết đi rõ ràng là điều không tốt. Điều này sẽ làm tài lộc của gia đình tiêu tán, sang năm mới rất khó làm ăn.

Không tỉa chân hương

Theo quan niệm dân gian, cuối năm gia chủ cần tiến hành tỉa bớt chân hương. Bởi để bát hương quá đầy với nhiều chân hương tầng tầng lớp lớp thì sẽ gây nhiều bất lợi cho gia chủ. Có thể “che mắt” chư vị thần linh, gia tiên thậm chí dễ gây hỏa hoạn hay có thể làm đổ bát hương. Do đó tốt nhất là bạn nên tỉa bớt chân hương.

Khi tỉa chân hương, cần giữ lại số chân hương ở mỗi bát là số lẻ, ví dụ 3, 5 hoặc 7... chân hương của mỗi bát để riêng, hóa riêng, sau đó mới mang tro đi trải quả sông suối...

Múc tro hương không đúng cách

Khi múc tro hương để thay, kỵ nhất là đổ ụp tro làm một lần và lúc đổ tro vào bát sau khi xong xuôi thì cũng tránh múc từng ít một tro vào bát. Bạn nên làm ngược lại để hợp với hàm ý “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như nước”.

Gia chủ có thể dùng thìa hoặc dụng cụ sạch để xúc tro từng ít một riêng rẽ. Với tro hương, không nhất thiết phải thay tro mới. Nếu cẩn thận thì có thể lọc tro và giữ lại tro mịn. Khi lọc tro thì bắt đầu từ bát hương thờ Thần Phật rồi đến bát hương gia tiên.

3

Khi thay tro bát hương thì lấy một mảnh vải (hoặc giấy) sạch, trải trên bàn rồi nhấc dứt khoát 1 lần bát hương ra, sau đó đổ hết chân hương và tro ra mảnh vải (giấy). Lấy khăn sạch bao soái bát hương.

Khi cho tro mới hoặc tro đã lọc sạch vào bát hương cần ấn chặt để khi cắm hương, quê hương không bị nghiêng ngả. Tro mới nên để khoảng nửa bát hương, bởi nếu cho quá nhiều thì tàn hương rơi xuống sẽ khiến bát nhang nhanh đầy, còn cho quá ít thì khi cắm hương sẽ không chắc chắn.

Vứt tro, chân hương lung tung

Khi dọn ban thờ, tỉa chân hương đại kỵ nhất là vứt lung tung tro, chân hương, thậm chí cả bát hương cũ hay bàn thờ cũ. Kiêng kỵ nhất là vứt các vật đó vào thùng rác hoặc nơi uế tạp.

Điều này gây ảnh hưởng xấu tới gia chủ. Vì nếu làm Thần Phật hay người âm giận, gia chủ sẽ dễ ốm đau, gia đình lục đục, làm ăn thất bát.

Cách tốt nhất là bạn có thể đốt đi hoặc cho vào túi thả xuống nơi sông suối sạch.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo