Trái cây họ cam quýt
Vitamin C được xem là “chìa khóa” tăng cường sức đề kháng vô cùng hiệu quả, bởi vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản xuất interferon – loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Hầu như trong tất cả các loại trái cây có múi như: bưởi, cam, quýt, chanh,… đều giàu vitamin C.
Tuy nhiên, cơ thể mỗi người không tự sản sản xuất hay tổng hợp vitamin C nên mỗi người cần bổ sung vi chất này hàng ngày để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.
Đừng quên rằng, vitamin C có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau những cơn cảm lạnh, ho, sốt,… nên các loại trái cây này được rất nhiều người lựa chọn để tăng cường đề kháng trong thời dịch.
Đậu khô hoặc đóng hộp
Đậu là nguồn cung cấp protein thực vật dồi dào lại ít chất béo nên rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, nó còn rất giàu chất xơ, vitamin B phức hợp và khoáng chất dù tồn tại ở ạng khô hay đóng hộp. Một số loại đậu như edamame, đậu nành, đậu xanh tươi, đậu gà đóng hộp… đều thích hợp để ăn cùng cơm, làm sữa đậu nành… Nó để được rất lâu mà nếu không ăn hết thì sau bạn ăn cũng được, không bị lo hỏng.
Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc có thời hạn sử dụng dài như gạo, mì, khoai tây, khoai lang, gạo lứt, yến mạch, ngô… Những thứ này tích trữ được lâu lại cũng có nhiều chất dinh dưỡng.
Quả hạch và hạt
Trong các loại hạt và quả hạch thường có chứa vitamin E, chất xơ, sắt, canxi dồi dào. Không chỉ dùng để ‘cứu đói’ trong mùa dịch mà ngồi xem phim giải khuây lấy làm đồ ăn nhẹ cũng được đó. Đặc biệt là chúng không gây tăng cân, hợp với hội chị em quá còn gì.
Trứng
Thời hạn trung bình của trứng thường là 1 tháng hoặc 1 tuần tùy vào loại trứng mà bạn mua. Điều đặc biệt là trứng không chỉ giàu dinh dưỡng, dễ ăn mà còn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau giúp bạn không bị chán những ngày dịch. Hơn nữa, chế biến trứng cũng rất dễ, nhanh gọn, không cần mất quá nhiều thời gian, công sức.
Gừng
Gừng là thực phẩm được nhiều người sử dụng sau khi ốm dậy. Gừng có thể giảm viêm, giảm đau họng và các bệnh viêm nhiễm khác. Ngoài ra, nó có thể giảm buồn nôn rất hiệu quả và là “liều thuốc” rất quan trọng cho hệ miễn dịch.
Theo nghiên cứu mới đây, gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc dùng nấu chín, món tráng miệng, hoặc pha trà gừng để uống.
Sữa chua
Sữa chua là một trong những thực phẩm có chứa hàm lượng lợi khuẩn lớn cho cơ thể và là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời. Không chỉ tăng khả năng phòng thủ tự nhiên hoàn hảo chống lại virus, đồng thời giúp bạn sở hữu thân hình cân đối và nước da mịn màng hơn.
Điều cần lưu ý nên hạn chế sử dụng các loại sữa chua nhiều đường. Thay vào đó, bạn có thể tự làm sữa chua tại nhà bằng trái cây lành mạnh và mật ong.
Đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C hàm lượng cao. Theo nhiều nghiên cứu, loại trái cây này chứa đến 224% lượng vitamin C được khuyến nghị mỗi ngày.
Không những vậy, đu đủ còn có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa có tác dụng chống viêm. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp kali, vitamin B và folate, những dưỡng chất có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Gia cầm
Thịt gia cầm, chẳng hạn như gà tây, gà ta,… có chứa rất nhiều vitamin B6, đây là một vi chất cực tốt hỗ trợ cho các phản ứng xảy ra trong cơ thể, rất cần thiết để hình thành các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.