3 loại quả không ngọt nhưng nhiều đường
Thanh long
Thanh long chỉ có vẻ ngọt nhẹ nhưng hàm lượng đường lại lên trong 100 gram lại lên tới khoảng 14% và 70-80% trong đó là đường glucoza khiến đường máu tăng nhanh.
Chanh dây/chanh leo
Khi ăn, bạn sẽ thấy chanh dây có vị chua. Trên thực tế, lượng đường trong loại quả này cũng không hề nhỏ, có thể lên tới 13%.
Táo gai
Tương tự như chanh dây, táo gai cũng có vị chua. Một số quả táo gai không có chút vị ngọt nào nhưng lượng đường của nó có thể cao tới 22%.
Những trái cây có hàm lượng chất béo cao
Trái bơ
Trái bơ ít đường giàu axit béo không no, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ số calo của bơ lại cao hơn thịt (100 gam thịt lợn nạc 143 kcal, 100 gam bơ 160 kcal). Hàm lượng chất béo trong loại quả này cũng dao động trong khoảng 15-30%. Vì vậy, dù chứa nhiều dưỡng chất tốt nhưng bạn cũng chỉ nên ăn bơ ở lượng vừa phải nếu muốn giảm cân.
Quả sầu riêng
Sầu riêng có giá trị dinh dưỡng cao nhưng hàm lượng calo lại cực kỳ lớn. 100 gram sầu riêng có thể chứa tới 157 calo, trong đó hàm lượng chất béo chiếm tới 4,1% và hàm lượng đường là 28,3%.
Dừa
Nước dừa có hàm lượng calo không cao. Lượng calo chủ yếu tập trung ở phần cơm dừa (100 gram có thể cung cấp 241 calo), hàm lượng chất béo của cơm dừa là 12% và hàm lượng đường cũng lên tới 31,3%.
Lưu ý khi ăn trái cây
Nên ăn trái cây cách xa bữa ăn
Tránh ăn trái cây trong bữa ăn. Nguyên nhân là do các món ăn thường chứa nhiều carbohydrate có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nếu ăn thêm trái cây, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn. Hãy ăn trái cây sau bữa ăn ít nhất 2 giờ để không làm đường huyết tăng đột ngột, đặc biệt là đối với những người có tiền sử mắc bệnh béo phì, tiểu đường.
Nên ăn ngay sau khi gọt vỏ, cắt miếng
Các dưỡng chất trong trái cây như vitamin C, folate... có thể bị mất dần tác dụng do tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ, không khí... Vì vậy, sau khi gọt vỏ, cắt miếng bạn nên ăn trái cây càng sớm càng tốt để nhận được nhiều dưỡng chất chất, tránh quá trình oxy và nhiễm khuẩn xảy ra.