Ngủ quên khi nghe nhạc
Rất nhiều người có thói quen cắm tai nghe để nghe nhạc trước khi ngủ. Tuy nhiên, hành động này khiến não không được nghỉ ngơi mà vẫn phải tiếp tục làm việc. Đặc biệt, nếu ngủ quên thì nhạc vẫn cứ chạy suốt cả đêm và khiến cơ quan thính giác của bạn chịu tổn thương lớn, về lâu dài còn gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. Do đó, bạn cần sửa ngay thói quen này để tránh làm tổn hại tới đôi tai của mình vào buổi đêm.
Đeo tai nghe khi đang điều khiển xe
Khi đang lái xe, việc đeo tai nghe để nghe nhạc sẽ khiến bạn bị mất tập trung và không thể nghe được những âm thanh hay tín hiệu từ người đi đường, từ đó dễ gây tai nạn không mong muốn. Vì vậy, tốt nhất, khi đi xe trên đường thì bạn cần tập trung vào việc lái xe chứ không nên cắm tai nghe sẽ gây phân tâm trí óc.
Nghe nhạc âm lượng quá to
Khi bạn đeo tai nghe để nghe nhạc, âm thanh sẽ được truyền một cách trực tiếp vào đôi tai mà không phải chịu bất kỳ vật cản trở nào. Tuy nhiên, rất nhiều khuyến cáo đã chỉ ra rằng, cường độ âm thanh khi dùng tai nghe không nên vượt quá 90db. Vậy nhưng, đa số các máy nghe nhạc thời nay có cường độ âm thanh nằm ở mức 120db khi mở ở mức cao nhất.
Do đó, nếu bạn thường xuyên mở nhạc to thì về lâu dài, khả năng nghe của tai sẽ bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng điếc đột ngột. Vì vậy, bạn chỉ nên mở âm lượng ở mức vừa đủ nghe và tránh đeo tai nghe liên tục quá 15 phút.
Không vệ sinh tai nghe định kỳ
Đầu tai nghe của bạn có thể chứa rất nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh, nhất là với những loại có gắn bông mút bên ngoài. Dần dần, khi bạn sử dụng thường xuyên mà không chú ý tới việc vệ sinh sẽ làm tăng cao nguy cơ gây viêm ống tai ngoài. Do vậy, hãy chú ý vệ sinh chiếc tai nghe của mình định kỳ khoảng 1 tuần/lần để bảo vệ đôi tai của mình tốt hơn.
Cách đeo tai nghe đúng cách để hạn chế ảnh hưởng đến thính giác:
- Không nên mở âm lượng quá to, điều chỉnh sao cho mức âm lượng không quá 60% so với mức cao nhất của thiết bị. Không đeo tai nghe quá lâu, không nên đeo tai nghe lúc ngủ dễ ngủ quên.
- Dùng các loại tai nghe vừa khít với tai để không phải tăng volume do ảnh hưởng của âm thanh bên ngoài. Nếu không thì phải nhớ rằng: khi volume bật càng to thì thời gian nghe càng phải được rút ngắn tương ứng.
- Nên dùng các loại tai nghe chụp cả tai. Loại tai nghe này sẽ ngăn không cho âm thanh bên ngoài làm ảnh hưởng đến sự “trung thực” của âm thanh nhưng lại rất đắt và cũng khá “cồng kềnh” nên không được ưu ái nhiều bởi các bạn trẻ. Tuy nhiên, đây là lựa chọn tốt nhất để hạn chế tác hại của việc đeo tai nghe.
- Chỉ nên đeo tai nghe khoảng dưới 2 giờ/ngày, đặc biệt lưu ý không nghe bằng tai nghe khi ngủ.
- Khi thấy có biểu hiện ù tai, nghe kém, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt… nên đi đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa Tai Mũi Họng với các trang thiết bị đo thính lực để khám và hướng dẫn điều trị hiệu quả.