Đi bộ thế nào cho tốt?
Theo các chuyên gia y tế, khi đi bộ, người tập cần mang trang phục gọn gàng và mang giày đế bằng. Mỗi đối tượng (tùy thuộc về sức khỏe, độ tuổi, bệnh lý) mà có cách đi bộ riêng.
Đi bách bộ dành cho người làm việc nhà, hoặc sinh hoạt trong nhà, người bị bệnh tim mạch (nên đi trong nhà); trẻ em đến trường. Đi vừa phải, chân bước tay vung ngang ngực (như bộ đội duyệt binh) cho người sức khỏe bình thường, hoặc bệnh nhẹ. Đi chậm dành cho người béo phì, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, người ốm nặng mới hồi phục. Đi nhanh, sải chân dài, chân bước tay vung (Tốc độ 80 - 100 bước/phút. Năng lượng tiêu hao 270kcal/giờ. Nhu cầu oxy: 56 l/giờ) thường dành cho người khỏe, thừa cân... Leo cầu thang dành cho người khỏe làm việc trong nhà nhiều tầng.
Về cơ bản, môi trường đi bộ cần trong lành, không nắng gắt. Tuy nhiên, không nên đi vào sáng sớm hoặc tối muộn. Thời gian đi bộ hợp lý là từ khoảnh 6h - 10h sáng và 16 - 18h chiều. Thời gian, khoảng cách cũng không cần nhiều. Trung bình, người bình thường đi bộ tổi đa 60 phút, 5km/ngày.
Tuy nhiên, có một số trường hợp không nên đi bộ. Đó là những người đang trong tình trạng hoặc có dấu hiệu: chóng mặt, khó thở, rối loạn tuần hoàn não nặng, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp, lỏng khớp, viêm gót chân, bàn chân, viêm tắc động, tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch chân, phù 2 chi dưới, đau cơ, teo cơ, mệt mỏi, hành kinh, thai đạp mạnh, hen suyễn, đau mắt, nhức đầu nặng...
Dưới đây là danh sách các lợi ích mà bạn có được khi đi bộ mỗi ngày.
1. Giúp cải thiện hoạt động của não
Một nghiên cứu cho thấy một bài tập aerobi, đi bộ có khả năng giúp cải thiện trí nhớ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời còn giúp bạn giảm thiểu những căng thẳng và mệt mỏi.
2. Cải thiện thị lực
Đi bộ thực sự có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, làm giảm áp lực mắt và chống lại chứng tăng nhãn áp.
3. Giúp tim thêm khỏe mạnh
Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ việc đi bộ sẽ phòng tránh được bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, còn giúp tuần hoàn máu được lưu thông, giảm cholesterol cho cơ thể.
4. Bảo vệ lá phổi
Đi bộ làm tăng lượng oxy trong máu và giúp phổi hoạt động một cách nhịp nhàng để loại bỏ chất độc và chất thải. Điều này, làm cho quá trình hô hấp được sâu hơn và giảm các bệnh liên quan đến phổi.
5. Giúp chống lại bệnh tiểu đường
Thật khó tin nhưng đi bộ thường xuyên chính là một công cụ hiệu quả giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này đã chứng minh nhóm người đi bộ sẽ cải thiện được lượng glucose gấp 6 lần so với nhóm vận động viên tiến hành trong 6 tháng thử nghiệm.
6. Cải thiện hệ tiêu hóa
Mỗi ngày đi bộ 30 phút không chỉ làm giảm ung thư ruột già và còn cải thiện hệ tiêu hóa chống táo bón.
7. Giảm mỡ, tăng cơ
Những người thừa cân có thể đi bộ 10.000 bước mỗi ngày trên thực tế hay trong phòng tập để cảm thiện tình trạng mỡ thừa và tăng độ săn chắc của cơ.
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau đớn khi mới đầu tập nhưng nếu tập luyện thường xuyên tình trạng sẽ được cải thiện và cơ thể phục hồi nhanh hơn.
8. Tăng cường hoạt động của xương, khớp
Đi bộ thường xuyên làm các khối chân, khớp xương được hoạt động nhịp nhàng ngăn ngừa mất khối xương và giảm nguy cơ gãy xương. Arthritis Foundation khuyên bạn nên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày để giảm đau khớp xương và mềm xương.