Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người tham gia giao thông được yêu cầu đội mũ bảo hiểm bao gồm:
- Người điều khiển mô tô, xe gắn máy;
- Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện;
- Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự.
Bên cạnh đó, Điều 8 của Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT còn đưa ra các tiêu chí cụ thể cho việc đội mũ bảo hiểm như sau:
- Người tham gia giao thông phải kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng chặt với cằm;
- Sau khi đội mũ bảo hiểm, người tham gia giao thông cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ phía sau ra phía trước hoặc nâng phần trên phía trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra phía sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Trường hợp đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng cách hoặc đội mũ không phù hợp với người đi mô tô, xe máy như mũ bảo hộ lao động hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng cách hoặc đội mũ không phù hợp với người đi mô tô, xe máy như mũ bảo hộ lao động hoặc mũ thể dục thể thao thì vẫn có thể bị xử phạt.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc rằng, đội mũ bảo hiểm thời trang có bị phạt không. Câu hỏi này được giải thích như sau, hiện tại, trong luật pháp vẫn chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt loại mũ này. Tuy nhiên, việc đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn có thể đe dọa an toàn của bạn. Vì vậy, người dân nên sử dụng các loại mũ bảo hiểm đúng chuẩn và chất lượng để đảm bảo an toàn.
Vậy làm thế nào để biết một cái mũ bảo hiểm đúng chuẩn và chất lượng? QCVN 2:2008/BKHCN đã đề ra các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia cho mũ bảo hiểm mô tô, xe máy. Để kiểm tra một cái mũ bảo hiểm có đạt chuẩn hay không, bạn có thể thực hiện kiểm định bằng mắt thường. Một cái mũ bảo hiểm đạt chuẩn cần phải bao gồm ba lớp: vỏ mũ, lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.