Điều trăn trở của nhạc sỹ An Thuyên trước lúc ra đi

21:10, Thứ bảy 04/07/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - “Tôi luôn hy vọng sẽ còn có nhiều người hy sinh lợi ích bản thân để cống hiến cho nghệ thuật. Tết nào, tôi cũng cầu mong điều này"

Nhạc sỹ An Thuyên nổi tiếng là người sung sức và giàu nhiệt huyết trong lao động nghệ thuật. Sau khi thôi giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội, ông không nghỉ ngơi mà tiếp tục đảm nhận khối lượng cộng việc không kém phần nặng nề. Ngoài việc mở công ty thu âm, tham gia dàn dựng chương trình, ông vẫn tiếp tục sáng tác. Năm 2014, nhạc sỹ - Thiếu tướng An Thuyên được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Phát triển Văn hoá Việt Nam. Di chuyển như con thoi, bận bịu với nhiều dự án âm nhạc nhưng nhạc sỹ An Thuyên chưa bao giờ ngơi nghỉ công việc sáng tác. 

an thuyên

Nhạc sĩ, Thiếu tướng An Thuyên.

Có lẽ thế nên An Thuyên là một trong số ít những nhạc sĩ sáng tác đều tay. 

Năm 2014, ông đã viết hàng chục ca khúc. Trong đó phải kể đến ca khúc chính của vở nhạc kịch để lại tiếng vang như "Mảnh trăng cuối rừng" của đạo diễn Bông Mai - con gái ông, dựa theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Minh Châu... Các sáng tác của ông chiếm được trái tim người nghe bởi những giai điệu dung dị, mộc mạc và nặng lòng với những làn điệu Ví Giặm thấm đẫm tâm hồn con người xứ Nghệ. 

an thuyên

Quãng thời gian về hưu, nhạc sỹ- thiếu tướng An Thuyên không nghỉ ngơi mà vẫn miệt mài d đem trí tuệ, sức lực cống hiến cho âm nhạc Việt Nam

Nhiều người đã nhắc khéo nhạc sỹ An Thuyên nên nghỉ ngơi, dành thời gian để rèn luyện thể dục thể thao, giữ gìn sức khỏe, nhưng cái tâm của một người giàu lòng nhiệt huyết với nền âm nhạc Việt Nam đã thôi thúc ông tiếp tục cống hiến. 

Ông từng chia sẻ: “Già rồi mà vẫn cứ phải dấn thân, khổ lắm nhưng không làm thế, tôi thấy mình thật vô trách nhiệm”. Như để giải thích cụ thể hơn cho lời bộc bạch vừa rồi, ông kể tiếp: “Năm ngoái, tôi về một địa phương làm chương trình, rủ học trò cũ cùng tham gia. Thấy tôi bận tâm, chăm chút cho từng chi tiết trên sân khấu, học trò nói nhỏ vào tai tôi “Thầy ơi, thầy cứ “làm thật ăn giả” như vậy vất vả lắm. Thầy khổ mà bọn em cũng khổ theo. Thôi cứ phiên phiến cho xong việc đi thầy”. Nhạc sỹ An Thuyên là vậy, ông luôn chu đáo, tận tâm, đã không nhận lời thì thôi, nhưng một khi đã làm thì sẽ làm đến nơi đến chốn.

Quan điểm này đã theo ông ngay từ khi bước chân lên bục giảng, đào tạo và rèn giũa các nghệ sỹ trẻ Việt Nam đến với nhiều sáng tạo trong nghệ thuật. Chính ông là người phát hiện và bồi dưỡng Hồ Quỳnh Hương từ một cô gái “đất mỏ” trở thành một gương mặt tên tuổi. Các ca sỹ nổi tiếng khác như Trọng Tấn, Anh Thơ, Bùi Lê Mận, Lê Anh Dũng ít nhiều đều chịu ảnh hưởng từ ông. Sau khi nghỉ hưu, ông còn có ý định sẽ mở một ngôi trường nghệ thuật thật khang trang, hoành tráng giữa lòng Hà Nội. Đây sẽ là địa chỉ đào tạo, giáo dục cho các em trẻ có ước mơ đến với âm nhạc. Tuy vậy, ông đã ra đi khi dự định còn đang dang dở. Dù nhạc sĩ An Thuyên đã rời xa cuộc đời để trở về "bến đò sông quê" của riêng mình, nhưng âm nhạc của ông vẫn sống mãi trong lòng công chúng.{{An Thuyên, nhạc sĩ An Thuyên, An Thuyên qua đời, Nhạc sĩ, cố nhạc sĩ}}

 

Tang lễ nhạc sĩ An Thuyên sẽ được tổ chức theo nghi thức nào?
Tang lễ nhạc sĩ An Thuyên sẽ được tổ chức theo nghi thức nào?
(Giải trí) - (Phunutoday) - Lễ tang nhạc sĩ, Thiếu tướng An Thuyên được cho là sẽ diễn ra theo nghi thức nhà nước.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Hương KT