Hình ảnh về hiện tượng "Mặt trăng máu"

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Cùng xem những hình ảnh về hiện tượng "Mặt trăng máu" vừa diễn ra tại khu vực Bắc Mỹ, một hiện tượng mà 585 năm mới gặp.

Vào lúc 2.00 giờ EDT (khoảng 13h theo giờ Việt Nam), bóng tối của Trái đất bắt đầu bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 60 phút. Lúc này, Mặt trăng sẽ không còn có màu vàng như thường lệ mà thay vào đó là màu đỏ - điều mà nhiều người vẫn gọi đó là hiện tượng "Mặt trăng máu".

Mô tả ảnh.
Diễn biến của nguyệt thực toàn phần - khi Mặt trăng dần dần chuyển sang màu đỏ.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do mặt trăng tiếp nhận ánh sáng bị khí quyển trái đất khúc xạ. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua, do đó, mặt trăng thường hiện ra dưới màu đỏ nhạt.

Mô tả ảnh.
Một người đang chuẩn bị thiết bị quan sát tại khu vực đài thiên văn Griffith, Los Angeles (Mỹ).

Fred Espenak, một chuyên gia của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) giải thích hiện tượng “mặt trăng máu” diễn ra theo chu kỳ 585 năm. Nghĩa là trong hàng trăm năm không có hiện tượng này, nhưng hàng trăm năm sau đó hiện tượng này thường xảy ra.

Mô tả ảnh.
Hình ảnh ghi lại cảnh nguyệt thực toàn phần ở Los Angeles.

Người dân thuộc các khu vực Bắc Mỹ, bờ biển phía Tây Nam Mỹ, Tây Phi và nước Úc sẽ được chứng kiến trọn vẹn hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm này. Do lệch múi giờ nên ở Việt Nam không có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng "Mặt trăng máu" độc đáo này.

Mô tả ảnh.
Hình ảnh từ đỉnh Lemmon, bang Arizona, Mỹ.
Mô tả ảnh.
Mặt trăng chuyển dần sang "màu máu"  nhìn từ đỉnh Lemmon, bang Arizona, Mỹ.

Trước đây, nhiều người mê tín tin rằng “mặt trăng máu” báo hiệu ngày tận thế hoặc những điểm gở. Tuy nhiên giới khoa học khẳng định đây đơn giản chỉ là một hiện tượng thiên văn hiếm gặp và đáng mong chờ.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn