Cách chăm sóc răng khi bị tụt lợi
Cách chải răng, vệ sinh răng miệng
Bệnh nhân cân phải chăm chỉ chải răng ít nhất 2 lầm trong một ngày, sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Chải răng nhẹ nhẹ nhàng xoay tròn trên bề mặt răng, lặp đi lặp lại nhiều lần động tác này cho tới khi cảm thấy bề mặt răng đã sạch.
Nên lựa chọn loại bàn chải có lông mềm, đầu tròn thay thế cho các loại bàn chải thông thường có lông cứng. Nên thay mới bàn chải thường xuyên 3 tháng 1 lần và đặc biệt thay mới ngay bàn chải nếu vừa mới bị bệnh để tránh tình trạng vi khuẩn lây lan. Sử dụng nước ấm để chải răng thay vì nước lạnh. Và nên chải răng đúng cách, hạn chế tình trạng mòn men răng và gây tổn thương cho vùng răng bị tụt lợi.
Dùng chỉ nha khoa
Chải răng không thì không thể làm sạch được cá vụn thức ăn bám trong các kẽ răng vì thế sau chải răng bệnh nhân nên kết hợp sử dụng thêmchỉ nha khoa để làm sạch hết những vụn thức ăn còn mắc lại trên kẽ răng.
Nước súc miệng
Mỗi khi làm vệ sinh răng miệng hoặc sau khi ăn uống bệnh nhân nên nhớ sử dụng nước súc miệng bằng dung dịch muối pha loãng hoặc bằng các loại dung dịch nước súc miệng sinh lý theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để sức miệng , làm sạch khoang miệng.
Tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động gây viêm nhiễm vùng nướu nơi bị tụt. Tốt nhất những bệnh nhân bị tụt lợi nên chọn loại nước súc miệng có chứa thành phần các chất chlorhexidine, sodium fluoride, potassium nitrate có tác dụng giảm ê buốt và giảm mòn răng.
Kem đánh răng
Nên lựa chọn loại kem đánh răng có chứa nhiều thành phần fluor và canxi thích hợp để chải răng hàng ngày. Nhằm bồi đắp cho men răng và tăng độ chắc khỏe cho răng.
Chế độ ăn uống hàng ngày
Bệnh nhân nên lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm tốt cho răng miệng. Tránh ăn những thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, chua, ngọt…gây nên những cơn ê buốt cho răng.
Cuối cùng, điều bệnh nhân bị tụt lợi cần phải nhớ rõ là nên đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Để được bác sĩ theo dõi tình trạng cũng như tiến trình phát triển của bệnh. Từ đó có cách phòng ngừa và điều trị thích hợp.
Điều trị bệnh Tụt lợi
Đối với những trường hợp tụt lợi mới và nhẹ, không gây ê buốt răng, người bệnh chỉ cần thay đổi cách chải răng đúng với bàn chải lông mềm.
Nếu ê buốt răng xảy ra thường xuyên thì người bệnh nên chải răng bằng các loại kem chải răng có chất chống ê buốt hoặc ngậm gel fluor dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các cổ răng bị mòn có thể được hàn bằng vật liệu hàn răng thẩm mỹ.
Tuy nhiên, khi tụt lợi nặng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có hoặc không kèm theo ê buốt răng thì biện pháp triệt để nhất để giải quyết tình trạng tụt lợi là phẫu thuật ghép để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng.
Nguyên tắc của các phẫu thuật này là sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, có hoặc không kèm theo vật liệu ghép, để che phủ vùng chân răng bị tụt lợi. Các phương pháp thường được sử dụng để che phủ chân răng bao gồm: vạt có chân nuôi, ghép lợi tự do tự thân, ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô và phương pháp mới nhất là tái tạo mô có hướng dẫn với màng sinh học.
Việc lựa chọn phương pháp ghép và vật liệu ghép tùy thuộc vào mức độ tụt lợi (nặng hay nhẹ), số răng bị tụt lợi (một răng hay nhiều răng liên tiếp), vùng răng bị tụt lợi (răng cửa hay răng hàm) và cấu trúc giải phẫu của vùng kế cận (tổ chức bám dính dày hay mỏng). Phẫu thuật che phủ chân răng nên được thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa lớn bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm.