Thứ nhất là những lời thiên vị, mang tính so sánh
Điều mà con cái quan tâm nhất là liệu cha mẹ mình có yêu thương mình như các anh chị hay không. Dù nhiều đứa con không nói ra nhưng biểu hiện ngoài mặt cũng tỏ ra không quan tâm nhưng thực chất là chúng hoàn toàn để ý. Thế nên khi cha mẹ về già đừng nói những lời thiên vị.
Cha mẹ cần suy nghĩ cho tương lai của con cái. Nếu cha mẹ cứ thiên vị người con nào cũng sẽ bị ảnh hưởng. Dù hiện tại hay tương lai thì các anh chị em cũng có sự so sánh, đố kỵ.Cuối cùng, những mâu thuẫn này sẽ dẫn tới xích mích, rạn nứt tình cảm gia đình, thậm chí nhiều người còn từ mặt nhau, không bao giờ nói chuyện nữa.
Thứ hai, những điều không hài lòng về bạn đời
Sống bên nhau nhiều năm, chắc chắn sẽ có không ít mâu thuẫn, xích mích giữa hai vợ chồng. Nhưng càng về già thì cha mẹ đừng tỏ thái độ chán nản, mệt mỏi với người bạn đời.
Hãy giữ nó trong lòng, không nên chia sẻ với con cái, như thế sẽ làm ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Nếu bạn đời biết, mối quan hệ vợ chồng không thể tránh khỏi tổn thương, khiến cho hạnh phúc tuổi già bị “đe dọa”. Nếu con cái biết, chúng có thể sinh ra những suy nghĩ tiêu cực, không hay về các mối quan hệ lâu dài, đánh mất cân bằng cảm xúc. Khi mâu thuẫn giữa cha mẹ tăng lên, dù con cái đứng về phía ai thì chúng cũng làm tổn thương tinh thần cả hai bên.
Thứ ba là oán hận thế hệ trước
Nhiều người có thói quen đổ lỗi, rõ ràng là lỗi của mình nhưng cứ thích đổ lỗi cho người khác. Họ cho rằng vì cha mẹ không tốt nên đời mình mới nghèo.
Những người dốt thì lúc nào nói với con cháu về những sai trái của cha mẹ mình với ngôn ngữ oán giận. Họ không nhận thức được đứa trẻ co hiếu thẻo hay không phụ thuộc vào sự giáo dục của cha mẹ.