Khoai tây mọc mầm không ăn được nhưng tận dụng để bón cây thì nửa năm hoa vẫn tươi

08:00, Thứ năm 15/12/2022

( PHUNUTODAY ) - Trong khoai tây có chứa axit salicylic – một hormone thực vật có vai trò quan trọng trong hệ thống phòng vệ của cây trồng.

Axit salicylic đã được chứng minh là cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng khoáng cho cây trồng, giúp quá trình quang hợp của cây diễn ra tốt hơn, kích thích sự nảy mầm và tăng khả năng chịu lạnh của cây trồng. Nhờ vậy mà cây sẽ chắc khỏe hơn, cành lá phát triển sum suê, nhiều chồi non mọc lên và đặc biệt cây sẽ sinh trưởng tốt bất chấp cái lạnh của mùa đông.

Khoai tây mọc mầm lại càng chứa nhiều axit salicylic hơn. Đồng thời chúng không ăn được nên sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá.

Bạn cắt nhỏ khoai tây ra, cho vào máy xay để xay nhuyễn là có thể sử dụng. Bạn có thể vùi khoai tây nghiền xung quanh chậu hoặc lót dưới đáy chậu, lưu ý cách xa rễ một chút vì trong quá trình phân hủy, nhiệt độ của khoai tây tỏa ra khá cao, bỏ quá gần có thể khiến cây bị cháy rễ.

Hoặc bạn có thể hòa khoai tây nghiền nhuyễn với nước và dùng nước này để tưới cây. Làm như vậy thì cây sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng và nhanh hơn. Bạn lưu ý nên pha loãng khoai tây nghiền với nước theo tỉ lệ 1:50, không nên pha quá đặc kẻo gây hại cho cây trồng.

Một cách nữa là dùng nguyên củ khoai tây để trồng hoa, đặc biệt là hoa hồng rất thích hợp để áp dụng phương pháp này. Bạn cắt một cành giâm theo góc nghiêng 45 độ sau đó vặt bỏ hết lá, chỉ giữ lại một ít lá bên trên.

Đục một lỗ nhỏ trên thân củ khoai tây rồi nhẹ nhàng cắm cành giâm vào đó. Vùi cành giâm đã cắm trên củ khoai tây vào chậu đất, tưới nước hàng ngày thì cành sẽ nhanh chóng bén rễ.

Ngoài ra, bạn còn có thể tận dụng khoai tây mọc mầm vào những việc hữu ích khác:

Giữ bánh mì tươi lâu hơn

Bánh mì có thể bị cứng nếu bạn bảo quản trong tủ lạnh hoặc bị mốc nếu để lâu trong phòng. Để tránh điều này, hãy thái khoai tây thành các lát đặt dưới đáy hộp, để bánh mì bên trên rồi đóng nắp hộp đựng bánh mì lại. Nhờ cách này, bánh mì sẽ không dễ bị thiu, mốc và luôn tươi ngon để bạn ăn.

Tẩy vết dầu mỡ trên bồn rửa

Bạn chỉ cần lấy một vài lát khoai tây chà chúng lên bề mặt dầu mỡ của bồn rửa, một lúc sau bồn rửa sẽ sạch bóng. Đây là một trong những cách tẩy rửa từ nguyên liệu tự nhiên; vừa không làm ô nhiễm môi trường; vừa tận dụng khoai tây mọc mầm không ăn được.

Làm sạch đồ bạc

Cắt đôi củ khoai tây và nhúng mặt không có vỏ vào muối nở (barking soda). Sau đó, chà phần khoai tây đã phủ muối nở lên những chỗ bị rỉ sét. Sau đó lau lại bằng khăn ẩm, đồ bạc sẽ sáng bóng như mới.

Làm sạch ấm cũ

Cắt đôi củ khoai tây, nấu chín trong nước sôi. Sau đó, dùng khoai tây đã luộc để làm sạch bề mặt cũ, gỉ của ấm.

Làm sạch phích hoặc cốc dài

Thông thường thì các loại phích, cốc dài khó rửa được kỹ do thân bình nhỏ hẹp. Chúng ta có thể dễ dàng giải quyết bằng cách: Sử dụng một vài miếng khoai tây nhỏ cho vào phích hoặc cốc bạn muốn làm sạch, cùng với một ít nước nóng. Sau đó lắc phích hoặc cốc một lúc. Phích và cốc của bạn sẽ sạch bóng!

Làm sạch bồn rửa bằng sứ

Dùng lát khoai tây để làm sạch bồn rửa bằng sứ. Bằng cách chà chúng vào bề mặt sứ, nó sẽ dễ dàng làm sạch bồn rửa. Bạn không cần thêm xà phòng hoặc chất tẩy rửa mà vẫn sạch bóng!

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Trần Thu Thủy