Khoảnh khắc em bé ra đời nguyên bọc ối vẫn khò khò ngủ say mặc bác sĩ vần vò khiến ai cũng xúc động

10:01, Thứ tư 30/01/2019

( PHUNUTODAY ) - Có bé chào đời nằm gọn trong bọc ối nhưng cũng có bé chỉ nằm một phần cơ thể trong túi ối. Trường hợp bé nằm gọn trong túi ối càng hiếm gặp.

em-be-01

Theo tiến sĩ bác sĩ Rodrigo da Rosa Filho (Brazil) – người có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa vô sinh cũng như đã đỡ đẻ thành công cho rất nhiều ca sinh từ dễ đến khó, đây là em bé trong bọc ối đầu tiên của năm 2019 mà anh đỡ đẻ.

Trên Instagram cá nhân của bác sĩ Rodrigo da Rosa Filho, video có tới hơn 200 nghìn lượt xem, rất nhiều lượt yêu thích cũng như bình luận.

em-be

Có thể nhận thấy rằng, đây là em bé được chào đời bằng phương pháp đẻ mổ, và em nằm gọn trong bọc ối. Bác sĩ Rosa Filho cho biết em bé này là một trong 2 em bé của ca sinh đôi do anh trực tiếp đỡ đẻ.

Năm ngoái, bác sĩ Rodrigo da Rosa Filho cũng chia sẻ video ca sinh 3 khiến nhiều người ngạc nhiên và thích thúkhi được đưa ra khỏi bụng mẹ, 2 trong 3 em bé vẫn ngủ ngon lành trong túi ối. Các bác sĩ đã quyết định để bé nằm trong túi ối thêm 7 phút và ghi lại khoảnh khắc này trước khi đánh thức bé dậy.

em-be-0

Năm ngoái, cư dận mạng vừa xôn xao xen lẫn bất ngờ và thích thú khi xem clip em bé chào đời trong túi ối đầy nước, ra đời rồi mà em vẫn không hề hay biết, vẫn ngủ say.

Khi mẹ chuyển dạ, cổ tử cung mở sẽ gây áp lực cho buồng khối khiến màng ối vỡ, nước ối chảy ra ngoài. Trường hợp bé sinh ra còn nằm trong túi ối nguyên vẹn, thậm chí không hề bị vỡ bởi dao mổ là điều vô cùng hiếm cho thấy cuộc sống này luôn chứa đựng rất nhiều những điều bất ngờ và kỳ diệu của tạo hóa.

Dấu hiệu chuyển dạ sớm nhất

1. Bụng gò theo từng cơn

Khi khám thai, nhất là trong những tháng cuối cùng của thai kỳ, bác sĩ sản khoa thường khuyến cáo thai phụ khi thấy bụng có những cơn gò từng cơn, đặc biệt cơn gò có tính chất đều đặn nhịp nhàng khoảng 20 phút đau 1-2 cơn có thể có kèm theo cảm giác đau bụng mỗi khi có cơ gò tử cung thì nên nhập viện hoặc đi khám bác sĩ chuyên khoa để xem đã có chuyển dạ hay không. Cơn gò tử cung là cảm giác bụng căng cứng hơn theo từng cơn. Trong cơn gò tử cung, nếu thai phụ đặt tay lên bụng và thử ấn sâu vào bên trong thì không thể ấn được.

2. Ra nhớt hồng âm đạo

Ra nhớt hồng âm đạo chỉ là dấu hiệu báo vì khi thai phụ chuyển dạ, cổ tử cung mở ra, dịch nhầy tại cổ tử cung sẽ được đẩy ra ngoài. Bởi vậy, khi thai phụ thấy tình trạng ra nhớt hay ra huyết màu đỏ đỏ, hồng hồng, đỏ sẫm ở âm đạo nên đi khám để xem cổ tử cung đã mở chưa để được tư vấn thời điểm thích hợp nhập viện.

3. Rò dịch ối

Bên cạnh dấu hiệu ra nhớt hồng âm đạo, các bác sĩ thường hướng dẫn thai phụ khi thấy xuất hiện tình trạng có nước rò rỉ từ vùng kín (âm đạo) nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

Thông thường đa phần nước chảy từ cửa mình ra là nước ối. Thai phụ nhiều lúc có cảm giác “són tiểu” vì cảm giác “không buồn tiểu” nhưng “nước tiểu” cứ chảy ra từ vùng kín của mình. Một số thai phụ cứ nghĩ mình bị “són tiểu” như vậy và ngại đi khám… Cho đến khi thai phụ thấy tình trạng “són tiểu” này cứ kéo dài như vậy mà không hết, mới đi khám. Lúc này, thai nhi có thể đã bị nhiễm trùng ối quá nặng do ối vỡ quá lâu...

Do đó, khi mang bầu, nếu thai phụ gặp tình trạng ra nước gây ướt băng vệ sinh, đồ lót, thậm chí là quần dài, có cảm giác đi tiểu mặc dù không mắc tiểu, thai phụ nên đến bệnh viện kiểm tra bởi đó có thể là dấu hiệu vỡ ối khi chuyển dạ.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link