Rượu có thành phần là ethanol. Rượu bia là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và an toàn giao thông. Chính vì thế mà nhà nước có quy định để xử lý những người uống rượu bia vẫn điều khiển phương tiện giao thông. Tuy nhiên có một thực tế là sau 12-24 giờ sau khi uống rượu bia, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu và hơi thở. Những người chức năng gan kém, uống nhiều thì nồng độ còn lại cao hơn người có chức năng gan tốt. Hơn nữa nhiều người lo lắng là vì chỉ ăn hoa quả, thổi vẫn ra nồng độ cồn. Việc điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở là vi phạm quy định tại Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và người tham gia giao thông có thể bị xử phạt các mức độ khác nhau tùy theo nồng độ cồn vi phạm. Và đây là một chính sách nghiêm ngặt của nhà nước nên khiến nhiều người lo lắng.
Vì sao ăn hoa quả vẫn ra nồng độ cồn?
Một số sản phẩm trái cây hoa quả đặc trưng của chúng là lên men có thể tạo ra nồng độ cồn. Nhiều rượu bia cũng được lên men từ chính hoa quả. Nên về phương diện nồng độ cồn thì cồn sinh ra từ hoa quả hay cồn trong rượu bia cùng là một loại cồn, kể cả là ít hay nhiều.
Nhận dạng các loại hoa quả thực phẩm dễ lên cồn để tránh khi di chuyển
Ethanol cũng là thành phần xuất hiện trong thực phẩm dù dán nhãn không dùng cồn. Theo dữ liệu của Thư viện Y khoa Quốc gia (Hoa Kỳ), nước ép cam, táo và nho có chứa một lượng đáng kể ethanol (lên tới 0,77g/L). Hơn nữa, một số sản phẩm bánh mì đóng gói như bánh mì kẹp thịt cuộn hoặc bánh mì sữa ngọt có chứa hơn 1,2g ethanol/100g.
Bởi thế bạn nên chú ý các loại nước ép nho, cam, táo vì thử nghiệm đều chứa một lượng ethanol nhất định. Hàm lượng cồn cao nhất được tìm thấy trong nước nho là 0,29-0,86g/L, trong khi các mẫu nước táo khác nhau hơn 10 lần (0,06-0,66g/L) về hàm lượng ethanol.
Cồn trong nước cam khoảng (0,16-0,73g/L).
Chuối chín cũng có hàm lượng cồn khoảng 0,02g/100g; chuối chín kỹ 0,04g/100g; lê chín 0,04g/100g…
Trong bánh mì thì hàm lượng cồn thấy trong mẫu bánh mì kẹp thịt là 1,28g/L và bánh mì cuộn sữa là1,21g/L. Trong các loại sản phẩm bánh mì thông thường khác mức độ thấp hơn nhưng có thể phát hiện được hàm lượng ethanol (0,14-0,29g/L).
Trước khi tham gia giao thông bạn nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm trên. Sau khi ăn nên súc miệng kỹ để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường, bạn cũng có thể đánh răng, uống một vài loại nước khác giúp giảm nồng độ cồn như trà xanh, socola, trà gừng, nhai kẹo cao su, uống nhiều nước. Trong trường hợp bạn không uống rượu bia mà chỉ ăn trái cây vẫn có nồng độ cồn thì có quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn. Nếu chưa rõ ràng có thể đề nghị được xét nghiệm máu để có kết quả chính xác tuy nhiên điều này trong thực tế là khó khả thi. Do vậy bạn nên lưu ý hơn khi lưu thông trên đường.