Khủng hoảng Ukraine: Đàm phán "phút chót" Nga-Mỹ thất bại, Crưm về đâu?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Cuộc khủng hoảng tại Ukraine sẽ được đẩy lên đỉnh điểm vào ngày 16/3 này, ngày mà người dân Crưm sẽ quyết định có tách khỏi Ukraine để sáp nhập vào Nga hay không qua cuộc trưng cầu dân ý.

Mỹ sẽ không công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý

Ngày 14/3, phát biểu sau nhiều giờ đàm phán với người đồng cấp John Kerry tại London nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moskva và Washington vẫn tồn tại bất đồng trong bối cảnh bán đảo chiến lược Crimea chuẩn bị tiến hành trưng cần dâu ý về khả năng ly khai.

Mô tả ảnh.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry và Ngoại trưởng Ngan Sergei Lavrov tại cuộc đàm phán ở lâu đài Winfield House, London. (Nguồn: AP)

Mặc dù miêu tả cuộc đối thoại là "hữu ích," ông Lavrov vẫn thừa nhận rằng giữa Nga và Mỹ "không có tầm nhìn chung (về vấn đề Ukraine)."

Ông Lavrov tiếp tục khẳng định Nga sẽ "tôn trọng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý" ở Crimea và rằng các biện pháp trừng phạt sẽ phản tác dụng và gây phương hại đến quan hệ của Moskva với các nước.

Cũng theo Ngoại trưởng Nga, nước này "không có và không thể có bất cứ kế hoạch nào nhằm xâm lược khu vực miền Đông Nam của Ukraine."

Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng sẽ có phản ứng mạnh mẽ hơn, nếu Nga tiếp tục làm leo thang căng thẳng tình hình tại Ukraine và đe dọa người dân nước này. 

Sau 6 giờ đàm phán "thẳng thắn" với ông Lavrov ở London, ông Kerry khẳng định Mỹ và cộng đồng quốc tế sẽ không công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea và Nga sẽ đối mặt với các biện pháp trừng phạt nếu cuộc trưng cầu dân ý diễn ra như dự kiến. 

Theo ông Kerry, Tổng thống Nga Vladimir Putin không sẵn sàng đưa ra bất cứ quyết định nào về Crimea cho đến khi kết thúc cuộc trưng cầu dân ý. 

Ngoại trưởng Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về việc Nga triển khai binh sỹ gần Ukraine và yêu cầu Moskva làm rõ ý nghĩa của động thái này.

Kịch bản nào cho Crưm sau ngày 16/3?

Đến nay, các điểm bỏ phiếu đã cơ bản được hoàn tất. Các trường học cũng đã được trưng dụng làm các điểm bỏ phiếu. Nhà lãnh đạo mới được chỉ định của Cộng hòa tự trị Crưm, ông Sergei Aksyonov ngày 13/3 tuyên bố sẽ đảm bảo cho cuộc trưng cầu ý dân tại Crưm diễn ra minh bạch và công bằng.

Mô tả ảnh.
Poster kêu gọi đi bỏ phiếu ngày 16/3 tại thủ đô Simpheropol của Crưm.

Crưm cho biết sẽ cho mời các quan sát viên của nhiều nước trên thế giới như: Israel, Mỹ, Pháp, Đức, Italia, Hungary, Czech… tới để tham gia giám sát bầu cử. Tuy nhiên, theo người đứng đầu Ủy ban bầu cử Crưm, ông Mikhail Malyshev, Crưm sẽ không mời các quan sát viên thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), với lý do tổ chức này từng lên tiếng chỉ trích cuộc trưng cầu ý dân tại Crưm.

Dự kiến sẽ có 1.550.000 lá phiếu được in để sử dụng trong cuộc trưng cầu dân ý lần này. Các lá phiếu sẽ được in bằng 3 thứ tiếng Nga, Ukraina và Tatar.

Theo thiết kế phiếu bầu được đăng tải trên website nghị viện Crưm, cử tri khi đi bỏ phiếu sẽ phải trả lời 2 câu hỏi: “Bạn có ủng hộ việc sát nhập Crưm với Nga như một bộ phận của Liên bang Nga hay không?” và “Bạn có ủng hộ hiến pháp 1992 cũng như ủng hộ quy chế Crưm là một bộ phận của Ukraina hay không?”

Như vậy, sẽ có hai kịch bản diễn ra sau cuộc bỏ phiếu này. Thứ nhất, người dân Crưm đồng ý tách khỏi Ukraina để sáp nhập vào Nga. Thứ hai là Crưm sẽ vẫn thuộc Ukraina nhưng theo quy định năm 1992, được hưởng quyền tự trị rộng rãi. Ngoài ra còn một kịch bản thứ ba, đó là khả năng Crưm trở thành một nước Cộng hoà độc lập như kiểu Kosovo. Tình hình hiện nay gần giống như vậy.

Theo các nhà phân tích thì cả ba trường hợp trên diễn ra, Nga cũng đều giữ được ảnh hưởng tại Crưm. Ngay sau ngày 16/3, Tổng thống Nga có hai phương án: một là tuyên bố tức khắc Crưm trở thành lãnh thổ của Liên bang Nga và hai là giữ nguyên trạng như một lá bài để đàm phán với phương Tây hoặc với chính quyền Kiev mà cho đến nay bị Nga xem là phe đảo chính.

Câu hỏi được đặt ra là sau ngày 16/3, phương Tây sẽ phản ứng thế nào, khi họ tố cáo cuộc trưng cầu dân ý trên là vi phạm hiến pháp Ukraina? Trước cuộc bỏ phiếu này, phương Tây đã dùng đủ mọi cách để bảo đảm tính toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraina, từ đe doạ ngoại giao đến trừng phạt kinh tế. Tuy nhiên, tất cả đều không làm thay đổi được quyết tâm của Nga. Và ngay sau ngày Crưm sáp nhập vào Nga, phương Tây cũng sẽ chấp nhận sự thật này. 

Những gì đã xảy ra ở Gruzia năm 2008 sẽ xảy ra ở Ukraina, nhưng các nước lớn cuối cùng sẽ trở lại với nhau. Crưm là việc đã rồi, khó lấy lại được. Phương Tây có thể bực tức như trước kia Nga đã từng bực tức, nhưng chẳng có gì phải ngậm đắng nuốt cay.

Đây chỉ là một cái cớ để các chính trị gia Mỹ khai thác chuẩn bị cho mùa tranh cử sắp tới.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn
TIN MỚI CẬP NHẬT