Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra với trẻ chỉ vì một cái hôn của người khác như trẻ chết vì nụ hôn của chính người cha. Con viêm phổi nặng vì mẹ thích hôn miệng, và gần đây nhất là sự việc đau lòng diễn ra ở Anh khi bé sơ sinh tử vong vì bị người đến thăm hôn. Các trường hợp đau lòng này đã gióng lên hồi chuông cảnh tình những người có thói quen hôn môi trẻ.
Với trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi, hôn nhiều có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Làn da của trẻ sơ sinh mẫn cảm gấp chục lần người thường. Việc hôn môi trẻ nhỏ hết sức tai hại. Sức đề kháng của trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh vô cùng kém, hôn môi trẻ dễ truyền nhiễm bệnh, truyền nhiễm vi khuẩn sang cho trẻ, tăng cơ hội nhiễm bệnh của trẻ, nhất là các bệnh viêm gan A, bệnh kiết lỵ, bệnh lao phổi ...hay thậm chí là tử vong.
Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mẹ nên có những biện pháp bảo vệ thích hợp. Các mẹ có thể từ chối khéo các hành động thân mật bằng cách cho mọi người nói chuyện với bé và luôn giữ bé trong lòng mình. Rửa tay cho bé thật sạch sau khi bé tiếp xúc với đồ chơi hoặc sau khi được người lạ bế cũng là một phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số đối tượng mà mẹ cần cảnh giác không nên cho đến gần trẻ.
1. Người bị viêm gan
Viêm gan A lây lan chủ yếu qua đường phân-miệng và tiếp xúc gần gũi trong cuộc sống. Viêm gan B lại lây truyền thông qua tiêm, truyền máu hoặc các sản phẩm máu. Chính vì vậy, đối với người bị viêm gan thì việc tiếp xúc gần gũi và nước bọt, nước mắt đều là không an toàn với trẻ nhỏ.
Đối với người bị viêm gan thì việc tiếp xúc gần gũi và nước bọt, nước mắt đều là không an toàn với trẻ nhỏ. |
2. Người hay trang điểm
Một ảnh hưởng khác từ việc hôn môi, nhất là từ các bà, các cô thích làm đẹp. Hầu hết phụ nữ đều trang điểm, nhẹ nhất là kem nền và son phớt, trong khi tất cả các loại mỹ phẩm đều có chứa chì hay thủy ngân. Việc hôn môi trẻ là hành động đưa các chất mỹ phẩm độc hại vào cơ thể bé. Với cơ thể sơ sinh của bé, đây là những chất cực độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Việc hôn môi trẻ là hành động đưa các chất mỹ phẩm độc hại vào cơ thể bé. Với cơ thể sơ sinh của bé, đây là những chất cực độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Chì là một chất rất độc hại cho sức khỏe gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày-đường ruột, tim mạch và thận. Khi xâm nhập cơ thể, kim loại này tích lũy lâu trong nội tạng đặc biệt là xương và phải mất hàng chục năm mới có thể thải trừ ra ngoài. Vì vậy khi trẻ có dấu hiệu bất thường, dễ cáu gắt, giảm trí nhớ, kém thông minh; thường mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, da tái do thiếu máu, thường có những cơn đau bụng cấp (đau bụng chì), viêm thận kẽ… thì rất có thể đó là dấu hiệu của ngộ độc chì.
Người hay trang điểm sẽ đưa các chất mỹ phẩm độc hại vào cơ thể bé. |
3. Người bị tiêu chảy
Mặc dù đây là bệnh lây nhiễm đường ruột, nhưng vi khuẩn gây bệnh lại xâm nhập thông qua khoang miệng. Vì thế, ở miệng của người bị tiêu chảy cũng có thể mang vi khuẩn gây bệnh. Khi hôn trẻ, những vi khuẩn này sẽ xâm nhập và lây bệnh cho các bé. Người mẹ khi hôn con hoặc dùng lưỡi thử độ nóng lạnh của thức ăn trước khi cho con ăn cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh kiết lị cho trẻ.
4. Người bị viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây ra. Các bác sĩ chuyên gia cho biết có rất nhiều đường lây nhiễm vi khuẩn HP. Thứ nhất, qua đường "miệng - miệng". Khoang miệng có thể được xem là nguồn lây nhiễm cũng như tái nhiễm HP.
Thứ hai, lây nhiễm H.pylori qua đường "dạ dày - miệng". Hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản có thể đưa vi khuẩn từ dạ dày lên miệng, và H.pylori bám vào các mảng cao răng gây lây nhiễm qua đường miệng. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm cao nhất vẫn là do cách ăn uống chung trong gia đình có người nhiễm HP.
Từ những con đường lây lan trên, nếu như người bị nhiễm bệnh mà vô tình hôn môi trẻ hay dùng chung đồ với trẻ sẽ rất dễ khiến trẻ mắc bệnh.
5. Người bị bệnh răng miệng
Những người bị mắc bệnh răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi…thì tuyệt đối không nên hôn trẻ. Bởi khi mắc các bệnh này, trong miệng sẽ có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi hôn bé, bắt buộc phải tiếp xúc trực tiếp với môi của trẻ, điều này vô tình đã truyền vi khuẩn gây bệnh đó sang cho bé khiến bé rất dễ bị phát bệnh.
6. Người bị cảm cúm
Vì khả năng miễn dịch của bé còn yếu, sức đề kháng kém nên việc tiếp xúc với người bị cảm, ốm, sốt là vô cùng nguy hiểm. Trẻ có thể bị nhiễm vi-rút cúm, thậm chí dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa hoặc hợp nhất viêm não, viêm cơ tim. Trước những người có dấu hiệu bị cảm cúm, mẹ nên từ chối khéo và không để tiếp xúc quá gần với trẻ.
7. Người hút thuốc lá, thuốc lào
Mẹ không được để người hút thuốc hôn con của mình. Những trường hợp trẻ sơ sinh hít phải khói thuốc lá dù không hút trực tiếp như vậy được gọi là hút thuốc lá thụ động. Hút thuốc lá thụ động không chỉ ảnh hưởng đến phổi của trẻ mà còn ảnh hưởng đến não, tim, đường ruột… Như về bệnh đường hô hấp, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ nhiễm lao phổi, khởi phát cơn hen, viêm phế quản, viêm phổi, … hay làm trẻ thường xuyên ho, sổ mũi.
Mẹ không được để người hút thuốc hôn con của mình. |
Ngoài ra, các nhà khoa học tại trung tâm sức khoẻ môi trường trẻ em ở Mỹ đã thực hiện nghiên cứu trên gần 4.400 trẻ em tuổi 6 - 16. Kết quả cho thấy những đứa trẻ ở trong môi trường nhiều khói thuốc lá sẽ có kết quả học tập kém hơn những bạn bè khác. Một lượng khói thuốc nhỏ trong nhà thôi cũng đủ ảnh hưởng tới khả năng đọc và làm toán của trẻ sau này.
8. Người mọc mụn nước
Đối với những người mà trên khuôn mặt, khóe miệng, mắt, chân tay xuất hiện những mảng mụn nước li ti bằng hạt gạo thì mẹ hãy cảnh giác không cho hôn trẻ. Đồng thời kèm theo đó là hiện tượng sốt hoặc các hạch bạch huyết cục bộ sưng to rất có khả năng người đó bị nhiễm virus herpes simplex (virus mụn nước đơn thuần).
Herpes là bệnh truyền nhiễm, nó có thể truyền từ người này sang người khác qua da tới da, đặc biệt qua đường hôn, đối với người lớn không mấy nghiêm trọng nhưng lại có thể gây ra tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt lứa tuổi từ 1-4 tuổi. Sau 2 tuổi là thời điểm dễ phát bệnh nhất.
Khi trẻ bị nhiềm Herpes thường có triệu chứng như khó thở, bú kém, co giật, chậm phát triển, suy gan, não và hệ thần kinh bị tổn thương và đặc biệt nặng nhất là có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, những người mắc bệnh này nên tuyệt đối tiếp xúc với trẻ, đặc biệt không được phép hôn trẻ.
9. Người bị quai bị
Quai bị là bệnh lây qua đường truyền bệnh hô hấp cấp tính. Bệnh chủ yếu lan qua truyền dịch nước mũi và tính lây lan rất mạnh. Đây là nguyên nhân không cho phép bạn tiếp xúc quá gần với trẻ.
Khi bị nhiễm bệnh này, bạn tuyệt đối không được tiếp xúc với trẻ. Hãy để người thân hỗ trợ bạn việc chăm sóc bé cho đến khi bạn khỏi hẳn.
10. Người bị viêm kết mạc
Gỉ mắt (ghèn mắt) của người viêm kết mạc có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh và rất dễ truyền sang bé theo con đường tiếp xúc cơ thể. Khi bị viêm kết mạc, bạn nên tuyệt đối không được ôm hôn hay quá gần gũi với trẻ bởi vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công sang cơ thể còn non yếu của trẻ.
8 sai lầm cực kỳ tai hại khi nấu ăn cho trẻ mẹ nào cũng gặp (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Dưới đây là những sai lầm nghiêm trọng khi nấu ăn cho trẻ rất nhiều mẹ mắc phải. |
Tác hại của việc cho trẻ ăn cơm chan nước canh (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Theo các chuyên gia, cho trẻ ăn cơm chan canh có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ mà rất nhiều mẹ không biết và hay mắc phải. |