Bà mẹ thích sinh con một cách khác biệt
Linda King kết hôn từ năm 2007 và làm mẹ lần đầu vào năm 2010. Hiện tại cô đã có 3 con, và cô dự định sẽ có thêm 3 đứa con nữa.
Gia đình nhỏ của Linda hiện đang sống tại vùng ngoại ô thành phố Salt Lake. Linda hiện đang là y tá, và chồng cô là Lance cũng làm việc trong một bệnh viện.
Công việc hàng ngày của hai vợ chồng là tại khoa sản, nơi vợ chồng cô có thể giúp những người khác có thêm kiến thức về việc mang thai, sinh nở, và chăm sóc trẻ em. Cả hai vợ chồng đều có nhiều chuyên môn và hiểu biết về quá trình mang thai và sinh con, do đó Linda phần nào tự tin hơn khi đưa ra quyết định táo bạo của mình: lên núi sinh con.
Linda mất 6 tháng để lên kế hoạch cho việc lên núi sinh con. |
Lần đầu tiên sinh con đầu lòng là bé Mariah tại bệnh viện với 15 nữ hộ sinh cận kề để hỗ trợ. Linda đưa ra một yêu cầu đặc biệt: không được dùng thuốc giảm đau. “Tôi thích dùng những liệu pháp như kỹ thuật thôi miên hơn”, cô chia sẻ.
Khi Mariah lên 5, cô quyết định sinh bé tiếp theo là bé Makayla, tại một phòng hộ sinh nhỏ, với chỉ 3 hộ tá bên cạnh. Lần thứ 2 cô lựa chọn phương pháp sinh con dưới nước. “Tôi thậm chí còn không nhận thấy mình có dấu hiệu chuyển dạ. Mọi thứ diễn ra rất nhanh và dễ dàng. Sau khi đến bệnh viện, chúng tôi đi bộ tầm 15 phút thì tôi bắt đầu thấy khó chịu. Chồng nhanh chóng bế tôi vào trong. Và thật tuyệt diệu, chỉ 8 phút sau khi nằm vào bồn, Makayla đã chào đời!”, Linda nhớ lại.
Ở Anh, đa phần phụ nữ lựa chọn có bà mụ đến nhà để đỡ đẻ nhiều hơn sinh con ở bệnh viện. Nhưng ở Mỹ, mọi thứ khác hẳn, việc sinh con ở nhà là một điều rất hiếm hoi. “Sau khi sinh 2 con, bỗng tôi muốn thử cảm giác sinh ở nhà, chỉ với một y tá thôi. Tôi thích việc được ở chính nhà mình, mặc quần áo của mình, và ăn thức ăn gia đình tự nấu. Tham vấn bác sĩ, và tôi được gợi ý về việc sinh con ngoài trời. Tôi cảm thấy thật thích thú và tò mò. Sao mọi người vẫn luôn gò bó mình ở bệnh viện chật chội, sao không sinh con ở những vùng trời xinh đẹp? Từ nhỏ, tôi đã rất thích việc đi ra ngoài, làm vườn, đi bộ, khám phá những vùng đất mới và tận hưởng thiên nhiên. Và ý định sinh con ngoài trời đã được nhen nhóm”.
Vợ chồng cô bắt đầu tìm kiếm thông tin trên mạng và phát hiện ra chương trình “Born in Wild” (sinh con trong hoang dã), một chương trình truyền hình thực tế ghi lại những câu chuyện của các cặp vợ chồng muốn sinh con trong môi trường tự nhiên. “Đây rồi, đó chính xác là những gì chúng ta muốn. Đó sẽ là một trải nghiệm nhiều thú vị và khó khăn”, Linda nói với chồng.
Hành trình “lên núi sinh con” ngoạn mục của Linda
Vợ chồng Linda quyết định giữ bí mật cho kế hoạch lên núi sinh con với tất cả mọi người ngoại trừ vài chị em gái của Linda. “Mẹ tôi là người truyền thống và tôi biết bà sẽ phản đối việc tôi lên núi sinh con. Vậy nên, tôi chỉ nói rằng tôi sẽ định sinh con tại nhà. Tôi đã phải phỏng vấn hàng chúc y tá để chọn một người phù hợp để hỗ trợ mình, mỗi người đã phải trả lời cả trăm câu hỏi. Toàn bộ quá trình chuẩn bị, lên kế hoạch mất khoảng 6 tháng và muôn vàn thách thức chúng tôi đã phải đối mặt.”
Linda phải tìm đúng địa điểm đẹp, hoang dã nhưng không quá xa thành phố để trong trường hợp khẩn cấp vẫn có được sự hỗ trợ y tế cần thiết. Cuối cùng, cô đã chọn một nơi tại sườn núi Lake Point, hướng nhìn ra Salt Lake. Đó là mảnh đất có chủ sỡ hữu, nhưng may mắn rằng người chủ đất đã đồng ý để giúp cô thực hiện ước muốn này.
Linda quyết định giữ bí mật về việc lên núi sinh con, kể cả với mẹ đẻ. |
Tiếp theo, Linda đã soạn ra một kế hoạch chi tiết dài đến 8 trang, nêu ra tất cả các tình huống có thể gặp phải. “Chúng tôi cần nhiệt độ phù hợp để đón em bé. Ulta ấm áp nhất vào tháng Tám, và Linda được dự sinh vào đầu tháng Chín, thời tiết không được quá lạnh. Chúng tôi đã vận chuyển một chiếc lều, lò sưởi, một máy điều hòa không khí lên đồi. Vì tôi muốn sinh con trong nước một lần nữa nên chúng tôi cần một bồn tắm với một ít nước. Không dễ để làm nóng bồn tắm, chúng tôi đã phải phát điện và quấn dây dẫn nhiệt xung quanh”
Vợ chồng cô di chuyển lên núi vào ngày 1/9. Ngay hôm đó, cô bắt đầu nhận thấy những cơn co thắt, nhưng cô nghĩ là chưa đến lúc, nên đã bảo các hộ sinh đi về. Đến 1 giờ sáng, Linda tỉnh giấc, cảm thấy có dấu hiệu chuẩn bị sinh và lay chồng dậy, chuẩn bị nước nóng. Cô vẫn càm thấy bình tĩnh, dù không có các y tá và máy móc bên cạnh. “Tôi đã sinh 2 đứa, đã đọc hơn 30 quyển sách về việc sinh nở, tôi nghĩ mình sẽ làm được việc này.”
Cô bắt đầu thả lỏng cơ thể và tâm trí, hướng suy nghĩ về hình ảnh những vùng đất an bình. Đến khoảng 3 giở sáng, bản năng người mẹ cho Linda biết em bé sẽ ra ngoài trong vài phút nữa, vậy mà nước trong bồn vẫn chưa đủ ấm. Do đó, cô quay lại giường nằm và sẵn sàng cho mọi thứ. Khi nữ hộ sinh và đứa con gái của Linda đến nơi, cũng là lúc Linda bị vỡ ối, nhưng mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp.
Con gái lớn Mariah thậm chí còn thấy mẹ đã sinh em thế nào. Sau đó, cả gia đình đã quay quần sum vầy bên nhau.
Linda bên cạnh con gái nhỏ. |
Dù thời tiết ở Utah khá ấm nhưng lều và máy sưởi vẫn được trang bị đầy đủ. |
Gia đình nhỏ hạnh phúc của cô y tá Linda. |
Sau đó, vợ chồng cô đã kể lại cho gia đình và bạn bè nghe. Cha cô vô cùng ngạc nhiên và không thể tin rằng cô đã làm được việc này. Bạn bè của Linda trên Facebook cũng không giấu được sự bất ngờ.
"Đó là một trong những lý do chúng tôi muốn làm điều đặc biệt này. Chúng tôi muốn chứng minh cho phụ nữ thấy rằng họ có nhiều sự lựa chọn ngoài việc sinh con tại bệnh viện. Chúng tôi cũng muốn chứng minh việc sinh nở không dùng thuốc vẫn rất thoải mái và dễ chịu". Tuyệt nhất là, sau này chúng tôi có thể kể với Maleah khi con bé lớn lên rằng, con đã được sinh trong một cái lều bên sườn núi.”
Bộ ảnh ý nghĩa về hành trình sinh con thứ 2 chồng chụp tặng vợ (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - 41 tuổi, nặng 90kg, để đủ sức "sản xuất" ra một đứa con khoẻ mạnh, người cha này đã phải luyện tập giảm cân hàng ngày. |