Con nguy kịch vì mẹ quá tham làm điều này

09:04, Thứ tư 25/05/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Nếu mẹ bổ sung quá nhiều canxi khi mang thai có thể làm cho con đóng thóp sớm, làm hạn chế sự phát triển của não trẻ gây dị tật đầu nhỏ.

1. Thóp đầu là gì?

Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.

Trong khi thóp sau gần như khép lại sau khi đứa trẻ chào đời (nếu còn lại chỉ rất nhỏ như đầu móng tay và sau 4 tháng chào đời gần như đã khép hẳn) thì thóp trước lại trải qua một quá trình thay đổi liên tục. Trẻ sơ sinh có thóp trước trung bình là 2,1cm, dao động từ 0,6 - 3,6cm. Điều đặc biệt là với trẻ sinh non hay trẻ đủ tháng, thóp đầu đều tương tự nhau.

Mô tả ảnh.
Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”.

2. Thời điểm đóng thóp

Trung bình, mỗi trẻ mất khoảng 14 tháng để đóng thóp. Có khoảng 1% trẻ đóng thóp sau sinh 3 tháng. Với trẻ tròn một tuổi, tỷ lệ này là 38,8% và khi trẻ lên 2 tuổi thì tỷ lệ này gần như tuyệt đối 96%. 

3. Cảnh giác khi thóp đóng sớm hoặc muộn.

Những hiện tượng thóp đóng sớm hoặc muộn hơn thời điểm cần thiết đều có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó cần được xem xét chuyên môn.

Thóp khép sớm sẽ làm cản trở đại não phát triển và giảm trí tuệ của trẻ. Nếu thóp không đóng lại dù đã quá thời gian hoặc tiếp tục mở rộng khi trẻ thêm tuổi rất có thể vì do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng khiến xương chậm cốt hóa. Mặt khác có thể do não to bất thường dẫn đến tình trạng thóp đóng muộn.

4. Nguyên nhân gây nên tình trạng này

Thóp đóng sớm

Nếu thóp trẻ khép lại quá sớm có thể là não nhỏ, hoặc xương đầu cốt hóa quá sớm, hạn chế sự phát triển của đại não. Vì thế mà trí tuệ trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.

Người ta cho rằng, thóp đóng lại quá sớm thường do bẩm sinh thiếu chất hoặc do khi mang thai, sản phụ thường xuyên chiếu tia X-quang gây nên; do bẩm sinh, mẹ bổ sung quá nhiều canxi, …cũng có thể sau khi bị viêm não, đại não ngừng phát triển mà gây nên.

Nguyên nhân chủ yếu nhất là do mẹ bổ sung quá nhiều canxi. Tâm lý nhiều bà bầu khi mang thai cho rằng, bổ sung càng nhiều canxi sẽ giúp xương mẹ và xương con thêm chắc khỏe, hơn nữa canxi còn giúp chân con dài ra. Nên nhiều mẹ tự ý bổ sung canxi mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Mô tả ảnh.
Mẹ bổ sung quá nhiều canxi là nguyên nhân chủ yếu khiến con đóng thóp sớm.

Trường hợp mẹ tự ý bổ sung canxi quá liều dẫn đến thừa canxi gây ra các hậu quả sau:

Với thai nhi: Thai nhi có thể bị tăng canxi trong máu, xương hàm biến dạng, thóp bị đóng kín quá sớm, thai nhi kém phát triển…

Với mẹ: Bánh nhau bị tăng độ canxi hóa, làm giảm trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, mẹ bị táo bón, tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi đường tiết niệu…

Thóp đóng muộn

Ngược lại, nếu thóp và khe xương không đóng và mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó cũng là hiện tượng khác thường, chứng tỏ xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém, do bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, hay não to lên khác thường gây nên.

Việc thóp đóng sớm hay đóng muộn đều có thể do nguyên bệnh lý. Cho nên cần có sự tư vấn của bác sĩ mới biết được chính xác tình trạng phát triển, vận động của trẻ.

10 món đồ chơi cho bé thông minh từ khi sơ sinh
10 món đồ chơi cho bé thông minh từ khi sơ sinh
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Những món đồ chơi dưới đây rất tốt cho não bộ của các em bé tầm 0-6 tháng tuổi. Cha mẹ hãy sắm ngay để giúp bé thông minh hơn nhé.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Tú Linh