Các bác sĩ trong nhóm nghiên cứu thuộc Bệnh viện Trường ĐH Copenhagen, Đan Mạch đã tiến hành theo dõi 285.844 người liên tục trong suốt 33 năm và nhận thấy những trẻ em bị thừa cân, béo phì dễ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư gan khi về già cao hơn người không bị béo phì lúc bé là 1,2 lần.
Những trẻ em bị thừa cân, béo phì lúc 13 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan khi về già cao hơn người không bị béo phì lúc bé là 1,3 lần.
Các tác giả nghiên cứu nhận ra rằng mức tăng chỉ số khối cơ thể ở độ tuổi còn nhỏ dẫn tới tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan khi trưởng thành.
Bố mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nước soda, ăn quá nhiều thức ăn trong ngày khiến dư thừa calo, ăn vặt nhiều….(Ảnh minh họa). |
Tiến sĩ Frank Lammert - thành viên ủy ban khoa học thuộc Hiệp hội nghiên cứu ung thư gan châu Âu cảnh báo: “Béo phì ở tuổi nhỏ không chỉ khiến nguy cơ bệnh ung thư gan cao hơn mà còn là điều kiện để bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim phát triển”
Nguyên nhân trẻ béo phì:
Trẻ béo phì do di truyền: Nếu bố mẹ mắc bệnh béo phì thì con cái họ sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 4 – 8 lần so với người bình thường.
Sai lầm trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng của trẻ: Cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nước soda, ăn quá nhiều thức ăn trong ngày khiến dư thừa calo, ăn vặt nhiều….
Lười vận động: Trẻ lười vận động, ham thích trò chơi điện tử, xem tivi.
Do ảnh hưởng của tâm lí: Những trẻ bị trầm cảm, stress, có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường.
Chứng béo phì cũng làm tăng nguy cơ bệnh tật lúc trưởng thành như tăng huyết áp, tiểu đường, sỏi mật, viêm khớp, gan nhiễm mỡ, xương khớp. Ngoài ra, béo phì còn ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lí, tinh thần của trẻ.
5 cách đơn giản giúp bé không bị cảm lạnh Dưới đây là 5 bí quyết đơn giản mà các mẹ nên làm để giữ cho con tránh khỏi các cơn cảm lạnh trong mùa đông. |