Đôi khi chúng ta nghĩ, việc đánh mắng có tác dụng ngay, nhưng đó là bởi trẻ sợ hãi chứ không phải là trẻ đã ngoan và biết suy nghĩ hơn.
Đánh mắng không phải là phương pháp giáo dục con tốt. |
Không buộc tội trẻ
Khi biết chính xác trẻ đang nói dối, bạn không nên trách phạt trẻ ngay, bạn có rất nhiều cách để xử lý, tuy nhiên nên tránh việc buộc tội trẻ ngay. Hãy làm cho trẻ cho trẻ phải thú nhận là mình đang nói dối, chứ không chối cãi. Vì chối cãi bao giờ cũng là phản ứng ban đầu của những trẻ nói dối.
Không phán xét ngay khi cơn bực bội diễn ra
Mắng trẻ chỉ làm trẻ thêm hoảng hốt và đôi khi không nhận ra được lỗi của mình. |
Không ít các ông bố, bà mẹ hét lên, cáu gắt, quát mắng hoặc mỉa mai con ngay khi không vừa ý với con chuyện gì. Những câu nói giận dữ, gay gắt bật ra ngay như một phản xạ tự nhiên. “Im đi/ Con dốt thế/ Chán mày quá”…
Điều này thật ra chỉ khiến con hoảng hốt, tủi thân thay vì nhận thức được vấn đề. Lặp lại quá nhiều lần còn làm cho trẻ “lùi xa” cha mẹ mình hơn là hợp tác, đồng thời khiến cho cha mẹ hình thành thói quen xấu, tự cho mình cái quyền nói với con thoải mái theo bất cứ cách nào mình muốn mà không cần suy nghĩ.
Tốt nhất, cha mẹ nên hình thành thói quen không - phản - ứng - ngay. Nếu trẻ nói sai, nói bậy hay quát mắng người khác, đôi khi có những cách nhìn nhận lệch lạc về cuộc sống thì cũng tuyệt đối không lên giọng mắng mỏ con “im mồm”, mà cần tìm nguyên nhân xem trẻ bắt chước ở đâu, nghe được chỗ nào, trẻ có thật sự hiểu những gì mình đang nói không hay chỉ nói bắt chước. Sự góp ý, nhận xét để con hiểu ra là cần thiết, nhưng chắc chắn không phải là ngay lúc đó.
Điều này càng đặc biệt đúng với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Khi nhìn thấy những điều chưa vừa lòng, hãy thật bình tĩnh để hỏi trẻ xem “Con làm gì thế?”, “Làm thế để làm gì?”, rồi nghe trẻ diễn đạt hết ý tưởng của mình, dù đúng hay sai. Đôi khi cũng cần khẩn trương tìm cách để xử lý ngay nhưng hãy để việc phán xét lại sau đó.
Thông thường, nếu giữ được bình tĩnh, ta sẽ thấy đa số các lý do của trẻ rất đáng yêu, chẳng hạn, trẻ lôi chăn đệm xuống nền nhà, có thể là vì muốn hóa trang thành công chúa hoặc trèo lên bàn bếp có thể là vì bắt chước vở kịch tối qua được xem trên tivi. Tìm hiểu đúng lý do, hòa đồng vào câu chuyện của trẻ, thậm chí trở thành một nhân vật trong sự tưởng tượng của trẻ để vận động con hợp tác, sẽ tốt hơn là phán xét.
Hãy truyền đạt thông điệp rõ ràng với trẻ thật rõ ràng
Truyền đạt thông điệp của bạn một cách rõ ràng, đơn giản và nghiêm nghị. |
Truyền đạt thông điệp của bạn một cách rõ ràng, đơn giản và nghiêm nghị. Con bạn sẽ lờ đi nếu bạn lặp đi lặp lại cách chán ngắt một đề tài quá lâu. Sẽ khó khăn để nhận ra giá trị của một bức thông điệp dài dòng như: “Bên ngoài thực sự lạnh, còn con gần đây lại bị bệnh, cho nên mẹ muốn con mặc áo len trước khi chúng ta đi đến cửa hàng bách hóa”. Hãy nói cách khác: “Đến lúc con phải mặc áo len rồi” bé sẽ hiểu được cốt lõi vấn đề mà bạn nói dễ hơn. Và đừng diễn đạt một điều gì đó tương tự như một câu hỏi nếu con bạn thực sự không có lựa chọn. “Đến lúc leo lên ghế ngồi của con rồi!” có tác động nhiều hơn là “Leo lên ghế ngồi của con đi, đồng ý chứ?”
Đưa ra lời cảnh báo
Đưa cho con bạn một vài lời báo trước khi một sự thay đổi lớn xảy ra, nhất là khi đi ngủ mà trẻ bị thu hút bởi những món đồ chơi hoặc một chương trình hấp dẫn. Bạn hãy nói với con, đã tới giờ đi ngủ và con cần rửa sạch chân tay, mặt mũi rồi lên giường...
Nếu trẻ dưới 2 tuổi thì không xử phạt
Dưới 2 tuổi, trẻ hầu như chưa biết phân tích nguyên nhân và kết quả, chỉ tò mò khám phá, không hề nghĩ được rằng sự việc gì sẽ kéo theo nếu mình nghịch ngợm theo cách đó.
Sau khi bị mắng, phạt, trẻ cũng chưa thể hiểu gì về lý do dẫn đến sự tức giận của cha mẹ. Nếu con bị phạt hay đánh, mắng, con sẽ chỉ nhớ đến cảm giác buồn bã, bực bội, đau đớn khi bị mắng, bị phạt... Sẽ cảm thấy rất tủi thân.
Lâu dần, nỗi tủi thân ấy sẽ khiến trẻ trở nên nhút nhát, rụt rè, xa lánh bố mẹ. Đôi khi chúng ta nghĩ, sự đánh mắng có tác dụng ngay, nhưng đó là bởi trẻ sợ hãi chứ không phải là trẻ đã ngoan và biết suy nghĩ hơn.
Và sau khi mắng trẻ cha mẹ cũng sẽ luôn có cảm giác hối tiếc, ân hận vì đã lỡ mắng con mình.
Khi trẻ trên 2 tuổi, xử phạt theo nguyên tắc nhân quả
Hãy dạy cho con biết rõ nguyên nhân và kết quả những việc mình làm. |
Nguyên tắc nhân – quả nghĩa là cho trẻ thấy rõ nguyên nhân và kết quả những việc mình làm. Và phải là thấy ngay lập tức. Chẳng hạn, nếu con không dọn đồ chơi, lần sau mẹ sẽ không cho con lấy đồ ra chơi nữa. Con có thể khóc lóc hay ăn vạ nhưng mẹ đã nói là làm. Nếu con ném thức ăn, con sẽ phải nhịn đói ở bữa sau. Nếu con không đi tắm, hôm sau sẽ không được ra công viên đá bóng…
Nếu trường hợp cha mẹ không thể để cho trẻ “lãnh hậu quá” được, vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng thì trước hết cần thực hiện phương pháp thuyết phục bằng cách: nhìn vào mắt trẻ, thể hiện tình yêu thương. Ví dụ như, trẻ không chịu mặc áo chống nắng, không uống thuốc… mẹ cần nhìn vào mặt trẻ, giải thích cho trẻ, khơi gợi tình yêu thương với trẻ, khiến trẻ xúc động và làm điều đó cho mẹ vui lòng.
Tuy nhiên, việc trẻ cố tình không hợp tác với những việc rất đơn giản như vậy, ngoài việc liên quan đến sở thích, như là màu sắc, kích cỡ (cần tôn trọng sở thích của con, để cho con lựa chọn)… còn có thể là do trẻ bị ức chế, không được thoải mái với quá trình vận động, sinh ra ấm ức và cố tình không hợp tác. Vì vậy có thể suy nghĩ về cách tạo điều kiện để trẻ thoải mái phát huy sức vận động của mình.
Mỗi một đứa trẻ sẽ có cá tính riêng, tâm sinh lý riêng. Và cách xử lý trong từng trường hợp, hoàn cảnh khi con làm điều sai, cũng không thể giống nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc chung nhất là tôn trọng con, yêu thương con và thấu hiểu những mong muốn, nguyện vọng theo quy luật của con.