Trong văn hoá người Việt, thờ cúng ông bà tổ tiên rất quan trọng và linh thiêng. Mọi người đều dành sự thành kính, cẩn trọng khi sắp xếp ban thờ, chuẩn bị lễ vật và thực hiện các nghi lễ. Chuyện lọ hoa trên bàn thờ nên đặt bên trái hay bên phải tưởng đơn giản nhưng trên thực tế vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Hãy lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia phong thuỷ về vấn đề này.
Lọ hoa trên bàn thờ nên đặt bên trái hay bên phải?
Theo quan niệm truyền thống, vị trí đặt sẽ tùy thuộc vào số lượng bình hoa mà gia chủ sử dụng.
+ Trường hợp chỉ có một bình hoa
Nếu chỉ có một bình hoa thì nên tuân theo nguyên tắc "đông bình, tây quả", tức là bình hoa đặt phía đông, trái cây đặt phía tây. Đây là nguyên tắc bài trí bàn thờ được áp dụng từ xa xưa. Cách sắp đặt này bắt nguồn từ nguyên tắc tự nhiên, mặt trời mọc đằng đông và lặn ở đằng tây, cây cối phải đơm hoa rồi mới kết trái. Vì vậy, trong thờ cúng, lọ hoa sẽ đặt ở phía đông, mâm ngũ quả đặt ở phía tây.
Cách xác định hướng trái phải trên bàn thờ như sau: Hướng từ trong bàn thờ nhìn ra, tức bên trái của ông bà (bên tả) được coi là phía đông. Bên đối xứng (bên hữu) sẽ là phía tây. Bàn thờ gia tiên thường đặt ở giữa căn nhà theo hướng nam. Bình hoa đặt ở bên trái bàn thờ (phía đông). Khi có gió đông, đông nam thổi vào, hương thơm dịu nhẹ của hoa sẽ lan tỏa khắp không gian thờ cúng. Đĩa trái cây đặt ở bên phải (phía tây) sẽ tiện hơn cho việc bày biện.
+ Trường hợp có hai bình hoa
Nếu bàn thờ gia tiên rộng rãi, gia chủ có thể cân nhắc đặt hai bình hoa đối xứng ở hai bên. Khi đó, mâm ngũ quả sẽ được đặt ở giữa bàn thờ, phía trước bát hương. Điều này sẽ tạo nên sự cân đối, sang trọng cho bàn thờ. Tuy nhiên, tùy vào diện tích, không gian của bàn thờ mà gia chủ lựa chọn bình hoa to hay nhỏ, hoa ít hay nhiều.
Những loại hoa nên chọn dâng lên ông bà, tổ tiên
+ Hoa cúc vàng
Cúc là một trong những loại hoa sang trọng, tinh tế và có vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc. Bên cạnh hương sắc, loài hoa này còn ẩn chứa một vẻ đẹp cao quý bên trong thông điệp về tình mẫu tử. Cúc vàng còn là biểu tượng của phúc lộc, sự sống và giúp gia đình luôn dồi dào vượng khí. Do đó, nhiều người thường chọn cúc là loại hoa được dâng lên ông bà vào các dịp lễ tết và những nghi thức thờ cúng thông thường.
+ Hoa lay ơn (huệ ta)
Lay ơn là loài hoa mọc từ thân cây, có chiều dài khoảng 70 – 100 cm, có màu đỏ, cam, vàng, trắng. Khi nở lay ơn tỏa hương thơm nhẹ thể hiện sự thanh tao, nền nã. Từng bông hoa mềm mại, to lớn gắn chặt lấy thân cây trông giống như những đứa con bám víu lấy người mẹ thiêng liêng và cao cả. Chính những điều này đã khiến cho không ít người dân chọn loại hoa này làm biểu tượng cho sự tôn kín ông bà, tổ tiên.
+ Hoa hồng đỏ
Một trong những loài hoa đa năng của thế giới chính là hoa hồng. Không chỉ tượng trưng cho tình yêu, tình bạn, tình mẫu tử, hoa hồng còn tựơng trưng cho những điều tốt đẹp và hạnh phúc vĩnh cửu. Vì vậy, loài hoa này thường được chọn để dâng lên ông bà với niềm kính yêu vô hạn và bày tỏ sự tôn nghiêm.
Những loại hoa kiêng kị dâng lên bàn thờ gia tiên
+ Cúc vạn thọ
Nhiều người có thói quen chưng cúc vạn thọ trên bàn thờ vì nó thể hiện sự trường tồn và sống lâu. Tuy nhiên, vạn thọ có mùi hương rất khó ngửi, khi chưng trên bàn thờ sẽ kém phần trịnh trọng. Loài hoa này chỉ thích hợp trồng trong chậu, đặt trước hiên nhà hoặc trồng ở không gian thoáng.
+ Hoa sứ, hoa nhài
Đây đều là các loại hoa đẹp và có màu trắng thuần khiết. Tuy nhiên, 2 loại hoa này bị liệ vào danh sách những loại hoa không nên thờ cúng trên bàn thờ vì những cây chuyện dân gian gắn liền với tình cảnh trai gái.
+ Hoa ly
Dù có sắc hương và vẻ đẹp trong sáng khiến bao người thổn thức nhưng hoa ly không được người dân ưa chuộng khi dâng lên ông bà vì cái tên có thể gợi nên cảm giác “ly tán”, “chia ly”. Do đó, nhiều gia đình không chưng hoa ly trong ngày tết và đi lễ chùa.
+ Hoa phù dung
Phù dung là loại hoa sớm nở tối tàn và thường xuyên thay đổi màu sắc theo ngày. Từ màu trắng muốt sang hồng, đỏ,…. Chính đặc điểm này đã khiến cho nhiều người nghĩ ngay đến sự chân thành và “thay lòng đổi dạ”. Do đó, hoa phù dung không được dùng để thờ cúng tổ tiên.