Loại cá xưa ít người ăn, giờ thành đặc sản bán ra 150.000 đồng/kg không có mà mua

09:42, Chủ nhật 30/04/2023

( PHUNUTODAY ) - Cá kèo, một loại cá xưa ít người ăn, giờ trở thành đặc sản nổi tiếng miền Tây, càng ăn càng mê.

1. Đặc điểm cá bống kèo

ca-keo-khan-hiem-gan-nua-trieu-dongkg-van-kho-mua-deea75a0abf0438293e7e5b6bb98f921

Cá kèo hay còn được gọi là cá bống kèo có tên khoa học Pseudapocryptes elongatus, là loại cá sông thuộc họ cá Oxudercidae, có khi được gọi đầy đủ là cá kèo vảy nhỏ để phân biệt với một loài cá kèo khác là cá kèo vảy to (Parapocryptes serperaster).

Cá bống kèo đầu nhỏ, hình chóp, mõm tù hướng xuống phía dưới. Miệng hẹp có nhiều răng, không có râu. Dưới mõm có hai mép râu nhỏ phủ lên môi trên. Mắt nhỏ và tròn nằm gần phía đỉnh của đầu. Hai vây lưng rời nhau. Hai vây bụng dính với nhau. Vây đuôi dài và nhọn.

Thân cá hình trụ dài, dẹp dần về phía đuôi, có màu ửng vàng, nửa trên của thân có chừng 7-8 sọc đen hướng hơi xéo về phía trước, các sọc này rõ dần về phía đuôi.

Cá bống kèo sống chui rúc trong bùn và đào hang để trú. Cá di chuyển theo con nước, khi tìm được nơi thích hợp sẽ đào hang để ở lại. Cá thuộc loại ăn tạp, ruột ngắn. Thực phẩm chính là những nhuyến thể như tôm nhỏ, giun, sinh vật phù du, plankton...

Giá trị dinh dưỡng của cá kèo

Cá kèo là thực phẩm vùng sông nước, có hàm lượng chất béo ít và giàu protein. Khi ăn cá kèo có thể giúp hấp thụ tốt protein trong loại cá này. Đồng thời, hàm lượng chất béo ít sẽ giúp cho hoạt động tiêu hoá diễn ra dễ dàng hơn.

Với hàm lượng canxi và photpho tương đối cao trong thực phẩm này, ăn cá kèo giúp khung xương vững chắc hơn. Đồng thời nguồn canxi này còn giúp phát triển toàn diện nhất về xương.

2493449b-1015-4836-8964-ed09dd2ff535

Khu vực sinh sống của cá kèo

Cá kèo phân bố rộng tại những vùng cửa sông và gian thủy triều tại Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Tahiti, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Tại Việt Nam cá tập trung trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, thích hợp với các ao hồ kênh-mương nước lợ. Cá còn được nuôi tại các ruộng muối. Cá sinh sản tự nhiên tại các bãi bồi ven biển, mùa sinh sản trong các tháng từ 4 đến 9. Các nghiên cứu để tạo điều kiện sinh sản cho cá khi nuôi trong các môi trường nhân tạo chưa đạt được kết quả. Thịt cá bống kèo rất được ưa chuộng tại Việt Nam do có hương vị riêng, trắng ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Nó được dùng để chế biến ra nhiều món ăn như lẩu cá kèo (cá kèo kho gợt), cá kèo kho tộ (cá kèo kho khô), cá kèo nướng muối ớt, khô cá kèo.

Cá bống kèo đang được nhiều người dân các tỉnh ĐBSCL quan tâm và phát triển nuôi thương phẩm. Cá có thể đạt sản lượng lớn, giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon và đang được thị trường trong nước chào đón. Hiện, tại Tiền Giang cá bống kèo bán buôn có giá khoảng 120.000 – 150.000 đồng/kg.

Tình hình nuôi cá kèo ở Việt Nam

hinh-5-hang-chuc-kg-ca-keo-duoc-xuc-vao-vot-1613273277589779854263

Cá bống kèo hiện được người dân một số tỉnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh… phát triển với hình thức nuôi thương phẩm trong ao đất; có thể sử dụng ao nuôi tôm sú để nuôi hoặc nuôi trong ruộng muối vào mùa mưa. Cá có thể nuôi với mật độ cao 30 – 50 con/m2, tùy điều kiện chăm sóc. Cá có tập tính ăn tạp, sử dụng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao cũng như thực vật phù du, sinh vật đáy, rong tảo, mùn bã hữu cơ, thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp, có tổng hàm lượng đạm khoảng 18 – 25%, khẩu phần ăn 4 – 6% trọng lượng thân. Sau 5 – 6 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng 30 – 50 con/kg, tỷ lệ sống 30 – 50%, năng suất trung bình đạt 3 – 5 tấn/ha, mang lại lợi nhuận khá cao cho người nuôi.

Khó khăn lớn nhất cho nghề nuôi cá bống kèo hiện nay là nguồn giống phụ thuộc hoàn toàn vào mùa mưa. Người nuôi chỉ khai thác được con giống từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm