Mách mẹ cách cho trẻ sơ sinh tự bú bình an toàn, đúng chuẩn

( PHUNUTODAY ) - Không phải các bậc cha mẹ nào cũng biết cách cho trẻ bú bình đúng cách để giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con. Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để quá trình chăm sóc con được trọn vẹn hơn cả

 1. Lựa chọn núm vú thích hợp cho trẻ

Thực tế, trên thị trường có bày bán rất nhiều loại núm vú giả với chất liệu và giá thành khác nhau. Do đó, các mẹ rất băn khoăn, không biết lựa chọn núm vú giả như thế nào là thích hợp nhất.

lazy-parent-baby-bottle-holder-thumb-1519287139-681-width440height440

Bạn có thể chọn núm vú theo tháng tuổi của trẻ. Sau khi sử dụng  từ 1 -2 tháng, mẹ nên thay đổi núm vú mới để đảm bảo an toàn cho bé.

 

Bạn có thể chọn núm vú theo tháng tuổi của trẻ. Bởi hiện nay, các nhà sản xuất thường tạo ra các sản phẩm có độ dày, mỏng khác nhau dựa trên tháng tuổi và sự phát triển của trẻ. Nếu bé mọc răng sớm và thích có thói quen cắn đầu ti, mẹ nên lựa chọn núm Silicon thay vì chọn núm cao su thông thường. Dù núm cao su mềm hơn nhưng dễ bị đứt và có mùi sau 1 thời gian sử dụng. Sau khi sử dụng  từ 1 -2 tháng, mẹ nên thay đổi núm vú mới để đảm bảo an toàn cho bé.

2. Chú ý pha sữa và hâm nóng sữa đúng cách

Các mẹ nên pha sữa theo hướng dẫn ghi trên vỏ hộp sữa. Tuỳ từng nhà sản xuất, loại sữa mà có công thức pha khác nhau. Sữa vừa mới pha, nên cho bé dùng ngay. Trường hợp bé không chịu bú, mẹ có thể cất bình sữa vào tủ lạnh. Tuyệt đối không được hâm nóng sữa trong lò vi sóng, vì sẽ mất đi các chất dinh dưỡng và có thể làm bỏng miệng trẻ.

Cách hâm nóng sữa hiệu quả nhất là cho bình sữa vào ly đựng nước nóng. Ngâm bình khoảng 5 phút, sau đó kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ ít sữa lên cổ tay, nếu nó âm ấm thì hãy cho trẻ bú ngay. Nếu không, hãy đợi sữa nguội đi trong giây lát.

3. Ẵm bé khi cho bé bú

Một trong những việc cần lưu ý khi cho bé bú bình là không để cho không khí tràn vào trong miệng bé nhằm tránh cho bé bị ợ sữa sau khi bú. Muốn vậy, mẹ cần bế bé theo một góc nghiêng 45 độ, dùng khuỷu tay đỡ phần đầu và cánh tay đỡ phần lưng của bé, bàn tay mẹ đỡ phần mông và chân của bé. Đặc biệt, hãy áp thân bé vào người mẹ cho chắc chắn.

Ngoài ra, bé cũng nên được ôm nghiêng về phía mẹ, như vậy, bé sẽ được thật sự an toàn trong vòng tay của mẹ.

cach-am-be-em-be-so-sinh-1

Mẹ cần bế bé theo một góc nghiêng 45 độ, dùng khuỷu tay đỡ phần đầu và cánh tay đỡ phần lưng của bé, bàn tay mẹ đỡ phần mông và chân của bé. Đặc biệt, hãy áp thân bé vào người mẹ cho chắc chắn.

 

4. Kiểm soát lưu lượng sữa

Đối với các bé mới sinh, mẹ nên dùng núm vú lỗ nhỏ (S) và tăng kích cỡ núm vú tùy theo độ tuổi của bé. Thông thường, núm vú đóng vai trò chính trong việc điều tiết lưu lượng sữa mà bé bú được. Mẹ nên giữ sao cho đáy bình bú luôn ở phía trên để núm vú luôn đầy sữa, như vậy, sẽ giảm thiểu tối đa lượng khí bé yêu nuốt phải.

5. Lựa chọn bình sữa đúng chuẩn

Sử dụng bình sữa có góc cạnh. Bình sữa có góc hoặc nghiêng giúp giữ sữa luôn ở trên cùng của chai, nơi có núm vú ngay cả khi miệng bé di chuyển xung quanh bình sữa. Điều này giúp bé ngậm hết núm vú ở tất cả các lần bú sữa.

Thử sử dụng bình sữa có van một chiều. Những bình sữa được thiết kế đặc biệt để không khí không lọt vào được. Lấy núm vú ra khỏi bình bằng cách xoay van một chiều. Sử dụng bình sữa có van ở đầu. Van này cho phép chỉ đủ lượng không khí vào chai để em bé có thể bú một cách dễ dàng, mà không làm xuất hiện nhiều bong bóng khí.

tap-be-bu-binh-don-gian-ma-hieu-qua-1

Thử sử dụng bình sữa có van một chiều. Những bình sữa được thiết kế đặc biệt để không khí không lọt vào được. 

 

Thử chai có ống hút như lỗ thông hơi. Trong trường hợp này, ống hút không thực sự dùng để uống. Thay vào đó, ống hút hoạt động như một lỗ thông hơi, điều này giúp bé bú sữa dễ dàng mà không nuốt phải bất cứ bong bóng khí nào.

Xem thêm:

10 thời điểm TỐI KỴ cha mẹ KHÔNG NÊN MẮNG CON

KHÔNG MUỐN CON GẶP NẠN vì bị hút cạn oxy, mẹ bầu KHÔNG ĐƯỢC TẮM vào 7 thời điểm sau

10 sai lầm khi chăm sóc trẻ nhỏ cha mẹ cần bỏ ngay

Theo:  khoevadep.com.vn copy link