9 tháng tuổi bé vẫn chưa thể giơ tay hay cầm đồ
Nếu bạn thấy bé đã đến tháng thứ 9 rồi mã vẫn chưa thể cầm nắm đồ, so với những đứa trẻ khác bé không thể giơ tay cầm nắm các đồ vật. Và đặc biệt khi có người lớn đỡ bé đứng, bé cũng thể đứng vũng trên 2 chân của mình. Thì ngay lập tức bạn nên đưa bé đi khám, vì đây là một biểu hiện rất bất thường.
Khóc thét khác thường
Có lúc trẻ khóc thét cho bị kích thích, nhưng có lúc lại cần kích thích nhiều lần mới làm cho trẻ khóc, có trẻ lại ngoan ngoãn rất ít khóc. Nếu bố mẹ học cách hiểu tiếng khóc của trẻ sẽ biết các tín hiệu sức khỏe tiềm ẩn bên trong tiếng khóc.
Nếu đột nhiêu trẻ khóc to, kêu thét không có tiếng vang, khóc vội và hết khóc nhanh, tiếng khóc này kết hợp với các triệu chứng khác như lắc đầu, mắt nhìn thẳng vào một điểm, thích ngủ, buồn bực, sốt, co giật…, có thể là bệnh ở não bộ ví dụ như viêm màng não mủ.
Nếu trẻ đột nhiên không khóc, không kêu, quá phần yên tĩnh cũng rất khác thường. Bởi vì có trẻ sơ sinh bệnh nặng nên khóc không được, bố mẹ nên nhẫn nại và chú ý quan sát tìm ra nguyên nhân.
Khả năng bú kém
Có trẻ học nhai khá muộn, khi ăn thức ăn rắn dễ buốt chửng và nôn. Trẻ bị chướng ngại về trí lực có biểu hiện sớm nhất là bú sữa khó khăn, không biết bú, đặc biệt dễ trớ sữa, nôn, đây là biểu hiện của hệ thần kinh bị tổn thương, sau này trí tuệ sẽ bị ảnh hưởng. Khi trẻ được nửa năm phải ăn dặm, nhai thức ăn sẽ khó khăn, ăn thức ăn rắn thì không dễ nuốt vào và gây ra nôn mửa.
Khó thẳng đầu và quay đầu
Một số trẻ khi tròn 3 tháng không thể thẳng đầu và quay đầu, một mắt hay cả hai mắt liên tục hướng vào trong hoặc ra ngoài. Lúc này bố mẹ có thể huấn luyện trẻ ngẩng đầu, nếu không có hiệu quả cần lập tức đi viện kiểm tra, tìm ra nguyên nhân, phát hiện sớm và chữa trị sớm.
Ngủ quá nhiều không dễ thức tỉnh
Có trẻ luôn chìm trong giấc ngủ và không dễ bị thức tỉnh dậy.
Thông thường, trẻ sơ sinh trong 1 tháng đầu thời gian ngủ cả ngày và đêm là 18-20 tiếng. Mỗi ngày chỉ có 3-4 tiếng ở trong trạng thái thức tỉnh. Khi trẻ 2-3 tháng, mỗi ngày cần ngủ 16-18 tiếng, 5-9 tháng sau vẫn cần ngủ 15-56 tiếng, tròn 1 tuổi cần ngủ 14-15 tiếng.
Nếu trẻ thời gian dài vượt quá quãng thời gian đó tốt nhất nên đưa trẻ đến viện khám, phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.
Biểu cảm đờ đẫn, chậm chạp
Trong 1 tháng mới sinh trẻ cứ chậm chạp, đờ đẫn, sau 1 tháng mới có biểu hiện nụ cười và hơi đờ đẫn, đến 6 tháng mới có nụ cười tự nhiên.
Theo chuyên gia, trẻ có chướng ngại trí tuệ bẩm sinh trên khuôn mặt sẽ có biểu hiện khác thường, ví dụ trẻ mắc bệnh Down có khoảng cách đôi mắt rộng, xa nhau, mắt hơi xếch, sống mũi dẹt xuống, lưỡi luôn thè ra ngoài, chảy nước bọt…Vòng đầu của trẻ cũng bị tràn dịch não nên rất lớn, trán dô, đầu biến dạng. Nếu phát hiện trẻ có vấn đề gì khác biệt nên lập tức đến viện khám.
Động tác phát triển lạc hậu hơn trẻ bình thường 3 tháng
Động tác phát triển của trẻ như ngẩng đầu, ngồi, đứng chậm, lạc hậu, hơn trẻ bình thường 3 tháng trở lên, có trẻ còn đi không vững đều chứng tỏ sự phát triển của trẻ khác thường.
Sau 6 tháng chú ý mắt nhìn, tay và động tác chơi của trẻ
Sau 6 tháng, một số trẻ vẫn có mắt nhìn, tay và cách chơi khác thường. Mắt trẻ chỉ tập trung vào một sự vật, biểu hiện rất đờ đẫn, không hứng thú với thế giới bên ngoài, chỉ biết tự mình chơi, giống như chỉ hiểu rõ thế giới của mình, bố mẹ phát hiện tình trạng này cần đặc biệt chú ý.
Phản ứng với thế giới bên ngoài chậm chạp
Trẻ phản ứng với sụ kích thích ở bên ngoài khá chậm chạp, khi trẻ 6 tháng vẫn có ánh mắt di chuyển chậm, không thể chuyển hướng quay đầu về phía toát ra âm thanh, không thể lật, không có giúp đỡ của người thân trẻ ngồi không vững, đây là một trong những biểu hiện trẻ có trí lực chậm chạp.
7-9 tháng còn chảy nước miếng
Trẻ có thói quen chảy nước miếng, điều này là do từ khi trẻ 4-5 tháng, thức ăn dặm có tác dụng quan trọng đối với sự trưởng thành của trẻ. Trong thức ăn bắt đầu bổ sung dần dần các thành phần dinh dưỡng chất bột, sau khi tuyến nước bọt được kích thích, nước bọt sẽ tăng bài tiết rõ rệt.
Lúc này khoang miệng trẻ nhỏ và cạn, chức năng phản xạ nuốt chưa hoàn thiện, không biết sử dụng động tác nuốt để điều tiết nước miếng, vì vậy đành phải để nước miếng chảy ra ngoài. Ngoài ra, một số trẻ thích ngậm tay cũng kích thích tuyến nước bọt bài tiết gây tăng nước bọt.
Nhưng khi trẻ 7-9 tháng vẫn chảy nước miếng, khi tỉnh có động tác nghiến răng thì bố mẹ cần chú ý, đây có thể là do di chứng của viêm não, đần, liệt thần kinh từ đó dẫn đến rối loạn chức năng điều tiết nước bọt. Mặc dù nguy cơ từ triệu chứng này rất ít nhưng cũng nên đưa trẻ đến viện khám.
Ngôn ngữ phát triển chậm
Một số trẻ thông minh, khi được 9 tháng đều mô phỏng nói theo người lớn, nhưng có trẻ ngôn ngữ phát triển khá chậm, đến 10 tháng không thể phát ra âm hoặc âm không rõ ràng. Lúc này bố mẹ nên học các kỹ năng dạy trẻ cách mở miệng, chuyên cần luyện tập trẻ học nói.
Thiếu hứng thú với môi trường xung quanh
Một số trẻ không hứng thú với môi trường xung quanh, không thích giao lưu với người khác, thiếu tình cảm. Trong trình trạng này, bố mẹ không nên xem nhẹ, cần quan tâm, thương yêu trẻ hơn, giúp trẻ vui vẻ hơn, đồng thời cần tư vấn chuyên gia, giúp trẻ kịp thời chữa trị tâm lý.
Nguyên nhân gây ra sự chậm phát triển ở trẻ?
Đôi khi sự chậm phát triển của trẻ là do y học như biến chứng sinh non hoặc hội chứng di truyền như hội chứng đao hoặc cũng có thể là do trẻ bị ốm nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng.
Chậm phát triển về ngôn ngữ và chậm nói có thể do khiếm thính hoặc vấn đề về thanh quản, cổ họng, mũi hoặc miệng. Gặp khó khăn khi giao tiếp có thể là do có vấn đề về hệ thần kinh trung ương.
Henry Shapiro, bác sĩ nhi khoa tại bệnh viện trẻ em ở St.Petersburg, Florida nói thực tế vẫn chưa tìm thấy một nguyên nhân y học cụ thể nào gây ra sự chậm phát triển ở trẻ.
Bố mẹ có cần đưa trẻ đi kiểm tra khi trẻ bị chậm phát triển?
Điều này là cần thiết, Hiệp hội nhi khoa của Mỹ khuyến cáo trẻ cần được kiểm tra thường xuyên để sớm phát hiện ra hiện tượng chậm phát triển và cần kiểm tra vào tháng thứ 9, 18 và 30 (nếu bố mẹ không có dự định kiểm tra vào tháng thứ 30 thì có thể nhắc lại vào tháng thứ 24).
Bác sĩ sẽ dùng các bản đánh giá sự phát triển tiêu chuẩn để biết được các kỹ năng vận động, giao tiếp, ngôn ngữ và khả năng nhận thức ở trẻ ở mức nào. Trẻ sẽ có một cuộc đánh giá sâu về các kỹ năng, nếu trẻ gặp vấn đề về phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, bác sĩ sẽ đưa trẻ tới bác sĩ chuyên nghiên cứu về sự chậm phát triển ở trẻ.
Dĩ nhiên các vấn đề về nhìn và nghe có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ở các kỹ năng khác, có một số các kỹ năng khó để nhận biết. Nếu là bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ có thể nhân ra các dấu hiệu qua kiểm tra mắt và tai. Chúng ta nên làm điều này với bác sĩ khi con mình còn là trẻ sơ sinh.
Nếu bố mẹ vẫn lo lắng về sự phát triển của trẻ thì không nên đợi đến lần khám tiếp theo theo định kỳ mà cần gặp ngay bác sĩ. Bác sĩ có thể làm giúp bố mẹ giảm đi sự lo lắng hoặc cho bố mẹ một cuộc kiểm tra ngay lập tức đối với trẻ.