11. Bảo quản rau gia vị
Những loại rau gia vị như cần tây, bông cải xanh, rau diếp có thể bảo quản bằng cách bọc chúng qua một lớp giấy bạc, sau đó cho vào tủ lạnh. Cách này sẽ giữ được rau lâu hơn, không bị giập nát, đồng thời giữ nguyên hương vị.
12. Giữ gừng trong ngăn đá
Để tránh việc gừng bị thối và héo, bạn có thể cho gừng vào trong ngăn đá của tủ lạnh. Cách này không chỉ làm cho gừng tươi lâu hơn mà còn giúp bạn dễ loại bỏ vỏ gừng khi đem ra sử dụng.
13. Bảo quản hoa quả đã cắt gọt trong lọ thủy tinh
Nếu bạn đã gọt hoa quả ra mà không sử dụng hết thì bạn có thể đựng chúng trong những lọ thủy tinh có thành dày, nắp kín. Chúng sẽ giữ được mùi của hoa quả lâu hơn, thông thường ít nhất là từ 3 đến 5 ngày.
14. Cất giữ nấm trong túi giấy
Cách tốt nhất để bảo quản nấm là cho chúng vào túi giấy và để nơi thoáng mát. Nếu để chúng trong túi nilon hay túi nhựa kín sẽ khiến chúng dễ bị mốc.
15. Bọc rau bằng túi bóng và buộc lại trước khi bỏ tủ lạnh
Bạn có thể cho rau vào túi bóng nhựa có dây kéo trong siêu thị hoặc túi bóng nilon trắng rồi dùng dây thun buộc lại ở gốc và cho vào tủ lạnh. Rau sẽ giữ được lâu hơn và không bị héo.
16. Rau chứa nhiều dầu nên để bên ngoài
Bạn không nên bỏ những loại rau chứa nhiều dầu vào tủ lạnh. Bạn chỉ cần buộc hờ gốc lại để chúng khỏi rơi, rồi treo ở những nơi có không khí thoáng mát là được.
17. Giữ khoai tây không nảy mầm
Có một cách rất lạ để giữ khoai tây không nảy mầm, đó là để chúng cùng với nơi bảo quản táo. Hãy thử một lần và bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
18. Đừng để chung táo thối với táo tươi
Muốn bảo quản táo lâu, cách cơ bản và đơn giản nhất đó là bạn không được để những quả táo tươi cùng với quả bị thối. Bởi những quả táo thối đó sẽ khiến những quả tươi kia thối theo một cách nhanh chóng.
19. Làm sạch tủ lạnh thường xuyên
Bất cứ một thực phẩm nào bị hỏng đặt trong tủ cũng khiến việc bảo quản các thực phẩm khác bị ảnh hưởng. Kiểm tra thực phẩm cũ, khử trùng tủ lạnh thường xuyên là việc bất kì bà nội trợ nào cũng cần lưu ý.