Những thứ đồ điện tử rất dễ vỡ khi va chạm như máy giặt, tủ lạnh, tivi, nồi cơm điện,... do đó khâu đóng gói đồ điện tử luôn được mọi người chú ý khi tiến hành chuyển nhà, văn phòng. Sau đây là một số kinh nghiệm đóng gói các thiết bị điện tử bạn nên tham khảo.
1. Bạn nên tháo gỡ thiết bị điện tử theo hướng dẫn của nhà sản xuất, để khi ráp lại, nó sẽ không có bất cứ vấn đề gì xảy ra. Trường hợp bạn không hiểu nhiều về việc này thì hãy tìm kiếm trên internet hoặc liên hệ đến chỗ bán cho bạn thiết bị điện tử này.
2. Bạn nên lựa chọn việc tự đóng gói đồ điện tử hay thuê người đóng gói và vận chuyển luôn. Nếu trong gia đình bạn có người am hiểu về các thiết bị điện tử thì bạn hoàn toàn có thể tự lo phần vận chuyển này. Nhưng ngược lại nếu không ai có ai làm được thì bạn nên hỏi các công ty chuyển nhà trọn gói chuyên nghiệp, chắc chắn họ sẽ có những người kinh nghiệm để hướng dẫn bạn hoặc họ sẽ tự làm mọi thứ cho bạn.
3. Khi vận chuyển những đồ điện tử thì bạn nên sử dụng đệm, chăn hoặc khăn để trùm thiết bị điện tử bảo vệ chúng khỏi hư hại khi di chuyển. Điều này rất quan trọng, khi di chuyển trên đoạn đường dài qua các tỉnh lộ có con đường dốc, đầy đất đá. Ngoài ra có 1 số thiết bị điện tử đặc biệt cần phải có chế độ bảo vệ phù hợp, bạn phải kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng của nó.
4. Khi tiến hành vận chuyển đồ điện tủ đến một địa điểm mới thì bạn phải buộc chặt và để đồ vật không bị rơi ra ngoài. Tốt nhất là bạn nên sử dụng hộp của chính đồ điện tử đó để đựng sẽ phù hợp hơn về kích thước và mang lại hiệu quả cao hơn.
5. Trường hợp gia đình bạn không còn cất giữ hộp của đồ điện tử đó, bạn có thể dùng các vật liệu nylon kín có khả năng chống nước để bọc hàng hóa. Đôi khi có thể dùng các vật liệu mút, xốp, vật liệu chịu lực( tiêu biểu là giấy xốp hơi Bubble) để quấn hoặc bao bọc hàng. Sau đó, bạn đóng hàng hóa vào các thùng carton, xốp chịu lực hoặc các khung gỗ hoặc kết hợp cả hai.
6. Đối với tủ lạnh thì tuyệt đối không được bật điện ngay sau khi chuyển đến địa điểm mới mà nên để yên khoảng 2-3 tiếng để tránh gas bị sốc.
7. Trường hợp vận chuyển các thiết bị như laptop, máy tính để bàn,...bạn phải sao lưu toàn bộ dữ liệu quan trọng và để chúng ở nhà tránh trường hợp máy tính bị ảnh hưởng các thiết bị bên trong vô tình làm mất các dữ liệu quan trọng khi vận chuyển. Khi vận chuyển thì bạn nên dựng laptop trong túi chống sốc giành riêng để đảm bảo an toàn hơn.
8. Đối với tủ lạnh, máy giặt sau khi di chuyển đến địa điểm chuyển nhà mới, bạn không nên vội vàng cắm điện ngay mà cần phải đợi nửa tiếng hoặc một tiếng sau nữa mới kết nối điện. Như vậy sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng sốc ga, gây chập điện và dẫn đến hư hỏng thiết bị.