Mẹo giúp bạn lấy ráy tai an toàn nhất

( PHUNUTODAY ) - Nếu tai bị bẩn là nguy cơ gây ra hàng loạt bệnh nhiễm trùng. Do đó, cần phải vệ sinh tai cẩn thận. Bài viết sau sẽ chỉ cho bạn mẹo lấy ráy tai an toàn nhất.

Việc vệ sinh tai thường xuyên là tốt nhất cho mọi người, nhưng nếu vệ sinh không đúng cách sẽ gây ra nhiều nguy cho sức khỏe. Hãy cùng tham khảo cách lấy ráy tai an toàn dưới đây nhé.

t1

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Tai là một trong năm giác quan quan trọng của cơ thể cần được giữ vệ sinh sạch sẽ. Chúng ta đều biết rằng, phía sâu trong tai có một lớp màng chắn được gọi là màng nhĩ. Khi tiếng động bên ngoài truyền vào tai gặp màng nhĩ, màng nhĩ sẽ dao động. Sóng âm của dao động này sẽ tiếp tục qua các xương nhỏ truyền vào tai trong, rồi chuyển thành tín hiệu thần kinh truyền đến bộ não. Khi đó, ta sẽ cảm nhận, nghe được âm thanh. Trong trường hợp tai của bạn bị bẩn và đầy vi khuẩn có thể gây ra hàng loạt các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, do tai có hình dạng và cấu tạo đặc biệt, cho nên trong khi làm sạch tai bạn cần phải hết sức cẩn thận.

Một trong những biện pháp phổ biến nhất để làm sạch tai là sử dụng tăm bông. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng tăm bông có thể khiến cho ráy tai bị đẩy vào sâu hơn và mắc kẹt bên trong ống. Bên cạnh đó, tăm bông cũng rất nguy hiểm, có thể làm tổn hại màng nhĩ.

t2

 Không nên lấy ráy tai bằng tăm bông. Ảnh: Internet.

Bác sĩ Woodson cho biết: “Làm sạch tai bằng cách sử dụng dầu dành cho em bé là cách an toàn và hiệu quả nhất để làm mềm và loại bỏ ráy tai". Bạn hãy nhỏ vài giọt dầu em bé vào mỗi bên lỗ tai, giữ trong khoảng 15 phút, sau đó nghiêng đầu để các loại bụi bẩn và ráy chảy theo dầu ra ngoài. Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên thường xuyên thực hiện phương pháp này mỗi tuần. Tuy nhiên, để tránh nguy cơ tai bị nhiễm khuẩn, loại dầu bạn sử dụng phải sạch và vô trùng.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng,  các ráy tai được tạo ra với một mục đích là để ngăn chặn các loại vi khuẩn xâm nhập vào tai và ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ tai. Chính vì vậy, bạn chỉ nên lấy ráy tai trong trường hợp thật sự cần thiết. Trường hợp bạn lấy ráy tai quá nhiều, thường xuyên thì khi đó có thể gây đau tai làm giảm thính lực và độ nhạy cảm của tai, ù tai, hoa mắt, chóng mặt…

Theo:  khoevadep.com.vn copy link