Mẹo giúp bạn ăn dưa, cà muối mà không hại sức khỏe

( PHUNUTODAY ) - Bạn nên chú ý điều dưới đây khi ăn dưa, cà muối để không gây hại cho sức khỏe.

Các chất độc có trong cà pháo, dưa muối

ca-muoi-3

Không nên ăn cà muối chưa chín kỹ.

Cây cà có chứa khá nhiều chất độc từ thân lá, cho đến hoa quả chỗ nào cũng có thể có một ít chất độc . Cà càng đắng càng độc, theo Trí thức trẻ.

Trong quả cà có nhiều solanin là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc khi ăn nhiều cà, đặc biệt là cà sống hoặc cà muối xổi.

Bên trong quả cà có chứa hai loại chất độc cơ bản là alkaloids và solanin, trong đó solanin ở cà sống cao gấp nhiều lần so với quả chín. Chất solanin chính là chất độc được tìm thấy ở mầm xanh hoặc những vùng bị xanh của da khoai tây.

Mặc dù hàm lượng solanin có trong cà rất nhỏ nhưng nó có thể gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng hệ thần kinh, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong .

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, lượng solanin có trong cơ thể chiếm từ 2-5mg/kg thể trọng thì cơ thể bắt đầu có dấu hiệu bị ngộ độc, 3-6mg/kg thể trọng thì sẽ gây ra nguy hiểm cho cơ thể.

Trong cà pháo tươi, hàm lượng solanin cao gấp 5-10 lần so với mức an toàn. Vì thế, ăn nhiều cà pháo tươi dễ bị ngộ độc.

Khi nấu chín hoặc muối chua, chất độc trong quả cà sẽ giảm đi. Chính vì vậy, không nên ăn cà sống, cà muối xổi.

Dưa muối là món ăn truyền thống xưa nay của người Việt, nhưng gần đây những thông tin nói rằng ăn dưa muối tăng nguy cơ bị ung thư. Công bố đó khiến mọi người có tâm lí, dè trừng và tránh xa dưa muối.

Nitric vào dạ dày sẽ kết hợp với các thức ăn thịt, cá, cua, mắm... tạo thành hợp chất nitrosamine, mà nhiều nghiên cứu đã kết luận là chất có khả năng gây ung thư.

Cách ăn cà muối không gây hại

ca-muoi-2

Không ăn dưa đã bị mùi khú.

Trên thực tế, nếu sử dụng cà muối, các loại củ muối đúng cách thì lại rất tốt cho sức khỏe bởi các món ăn dạng này có tác dụng kích thích tiêu hóa nhờ men lactic, đồng thời giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Bởi vậy, hãy biết cách ăn món dưa muối đúng cách để mang lại lợi ích tốt:

Không ăn các món muối, chưa chín hẳn cà muối vẫn còn xanh,…

Không ăn dưa muối đã 'chín' quá, dưa 'khú', hoặc có mùi lạ…

Tuyệt đối không ăn dưa muối có hiện tượng nhớt, thâm đen, váng mốc.

Các bạn nên tự làm món dưa muối để đảm bảo an toàn nhờ việc sử dụng các nguyên liệu đảm bảo chất lượng và ăn đúng thời điểm dưa chín: chọn rau sạch, không chứa các chất hóa học, rửa sạch và để ráo nước trước khi muối, lựa chọn các nguyên liệu đảm bảo an toàn…

Nên ăn kèm rau xanh, khi ăn dưa muối: ăn kèm với các thực phẩm chống ung thư như rau xanh, hoa quả tươi thì rất tốt cho sức khỏe.

Lưu ý khi chọn dưa cà muối

Nên muối dưa, cà bằng vại gốm, sành

Ngoài việc dưa, cà muối có thể gây độc cho cơ thể khi bị nhiễm các loại thuốc bảo vệ thực vật, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo, tuyệt đối không ăn dưa, cà được muối trong các thùng đựng sơn.

“Đa phần các thùng đựng sơn là Polime đã kết dẻo, được tạo thành từ những đơn chất, gọi là Monome. Trong quá trình chế tạo, một số phân tử Monome vẫn còn tồn tại và có thể hòa tan vào nước. Do đó, khi muối dưa hoặc cà, chất này sẽ có khả năng hòa tan vào nước muối.

Tiếp đó, khi vào cơ thể, nó sẽ hòa tan trong máu, hòa tan vào tế bào và có nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra, dư lượng chất phụ gia, chất tạo màu còn sót lại trong các thùng sơn cũng khiến cơ thể dễ nhiễm độc khi ăn phải chúng”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải.

Trong trường hợp mua dưa muối bên ngoài, cần quan sát xem dưa được muối trong dụng cụ như thế nào, có đảm bảo vệ sinh hay không. Tránh mua dưa bị khú, có mùi lạ và màu bị xỉn. Theo nghiên cứu, khi dưa muối bị khú, nổi váng trắng thì lượng Nitrit sẽ tăng cao trở lại.

Trước khi muối dưa, phải rửa nguyên liệu và các dụng cụ để muối thật kỹ. Tốt nhất nên ngâm rau trong nước muối để tăng khả năng diệt khuẩn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn