Bánh kẹo bẩn, ô mai Trung Quốc chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên đán
Ngày 27/12 vừa qua, công an thành phố phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 15 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) kiểm tra xe tải biển Hải Phòng trên tuyến quốc lộ 5 đoạn qua thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm, Hà Nội) phát hiện khoảng 2 tấn bánh kẹo, ô mai mang nhãn mác Trung Quốc. Số bánh kẹo được chia nhỏ trong các túi 3-5 kg rồi đóng trong những thùng carton.
Bánh kẹo rởm |
Lái xe Đào Việt Cường (42 tuổi trú tại Dư Hàng, Lê Chân, Hải Phòng) đã không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến lô hàng. Cường khai được thuê vận chuyển số bánh kẹo và ô mai trên từ Hải Phòng về Hà Nội cho một số chủ hàng.
Lực lượng chức năng đã thu giữ số bánh kẹo nhập lậu trên để xử lý theo quy định.
Ngày 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Thanh Hóa phối hợp với Đội quản lý thị trường số 9, Chi cục quản lý thị trường đã kiểm tra cơ sở sản xuất bánh kẹo Gia Thịnh, tại lô 187, 188 khu tái định cư Đông Hương, thành phố Thanh Hóa, do ông Nguyễn Văn Chính làm chủ.
Những bao tải đồ quá hạn |
Tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ gần 5 tấn bánh kẹo, mứt hết hạn sử dụng. Số bánh kẹo và mứt mà cơ quan chức năng thu giữ chủ yếu là mứt dừa, bánh quế, bánh trứng, bim bim…
Theo lời khai ban đầu của chủ cơ sở, toàn bộ số bánh kẹo và mứt này là do ông mua về để xay ra làm nhân bánh nướng sau đó vận chuyển về bán cho các vùng nông thôn trong dịp Tết Nguyên đán tới đây.
Trước đó chiều 22/12, lực lượng chức năng phát hiện tại điểm đỗ xe trên đường Pháp Vân, quận Hoàng Mai, khoảng một tấn bánh kẹo và ô mai do Trung Quốc sản xuất nhưng không có giấy tờ hợp lệ.
Hầu hết các sản phẩm nhập lậu đều có bao bì bắt mắt, được in bao bì bằng tiếng Việt và quảng cáo là hàng Công ty chất lượng cao nhưng thực tế thì không có bất cứ giấy tờ nào để chứng nhận tính hợp lệ trên.
Thực phẩm bẩn vào mùa...đợi tuồn ra thị trường Tết
Mỡ bẩn tấn công hàng Tết: Giáp tết là thời điểm các lò chế biến mỡ thành phẩm ở ngoại thành Hà Nội phải làm việc hết công suất để có đủ hàng phục vụ nhu cầu của các cơ sở sản xuất thực phẩm phục vụ tết.
Những cơ sở sản xuất mỡ bẩn thu mua mỡ, bì lợn từ các chợ đầu mối ở nhiều nơi khác nhau, mỗi cân thịt mỡ lấy vào với giá từ 3.000 – 8.000 đồng/kg tùy thuộc vào độ tươi, khoảng 1 – 2 tháng gần đây giá mỡ nguyên liệu cũng tăng thêm khoảng 2.000 – 3.000 đồng/kg do nhu cầu thu mua của các lò chế biến mỡ nhiều hơn nhằm “găm” hàng phục vụ Tết Nguyên đán.
Tại những cơ sở này, mỗi khi lò hoạt động là xộc lên mùi khét lẹt của mỡ chát, mùi hôi thối của nguyên liệu.
Nói là "mỡ", nhưng thực chất đây chỉ là những đám mỡ bèo nhèo được các lò mổ cắt ra từ những mảng thịt thừa, trong đó bao gồm cả nội tạng, lòng mề còn chứa cả phân. Nguyên liệu này sau khi mua về sẽ được mang ra rán trực tiếp trong các chảo lớn rồi lọc lấy mỡ, tóp mỡ cũng được gom lại để bán cho các cơ sở sản xuất nhân bánh, patê... Mỡ thành phẩm được bán cho các đầu mối phân phối mỡ với giá 14.000 – 16.000 đồng/lít.
"Công trường" sản xuất thực phẩm Tết |
Xưởng sản xuất miến, mì bẩn như công trường xây dựng: Vào dịp giáp tết, người dân Minh Khai (Hoài Đức, Hà Nội) lại tất bật đêm ngày để cho ra đời hàng chục tấn miến phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Khi đến làng miến truyền thống này, không ít người rùng mình bởi mùi hỗn tạp từ nước thải cống rãnh của các hộ xả thải ra mà chưa qua xử lý.
Tiếp cận một cơ sở sản xuất bột sắn để làm nguyên liệu sản xuất miến, mì, bánh kẹo...có thể thấy khung cảnh sản xuất ngổn ngang như… công trường xây dựng.
Công nhân ở đây không trang bị quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang mà chỉ có mỗi đôi ủng khi sơ chế nguyên liệu.
Các thành phẩm như củ sắn, dong riềng được đổ trực tiếp trên nền nhà bẩn thỉu rồi đưa lên máy nghiền thành bột. Một góc khác của căn nhà vung vãi những nguyên liệu sau khi được nghiền, thậm chí tràn ra lề đường bê tông. Củ sắn, dong chỉ rửa qua 1 lần nước rồi đưa vào nghiền luôn. Kết quả tạo ra một thứ nước bột sủi bọt đen đục.
Còn tại một cơ sở sản xuất bún, miến...giá của những sản phẩm này cũng có xu hướng tăng do giá nguyên liệu nhập vào rất cao. Giá nguyên liệu đắt đỏ nên sẽ không tránh khỏi hiện tượng nhiều nơi sản xuất độn thêm sợi sắn, sử dụng thêm bột đót và chất phụ gia làm miến trắng hoặc phẩm nhuộm màu miến.
Kinh hoàng chanh, quất thối biến thành mứt tết (Xã hội) - (Phunutoday) - Dịp tết đến gần, nhu cầu mua bán các loại mứt và ô mai tăng mạnh... tuy nhiên, người tiêu dùng hãy cẩn thận lựa chọn để tránh mua phải mứt "bẩn". |