Đầu tiên là Hồng Quế tố Andrea vay tiền cô rồi trốn chui trốn lủi. Những bức xúc này lên đến đỉnh điểm khi Hồng Quế mang chuyện vay mượn lên facebook với một status cực dài và thể hiện sự bức xúc.
Không ít người đã bình luận cho rằng đúng là Andrea mượn tiền của Hồng Quế không trả khi cô chọn giải pháp im lặng và không có bất cứ phản ứng gì.
Andrea khẳng định không vay tiền Hồng Quế.
Bất ngờ, trên Facebook Andrea xuất hiện một status trình bày về sự việc này. Cô khẳng định không vay tiền Hồng Quế cũng như chưa bao giờ nhận sự giúp đỡ nào từ "đàn chị". Andrea cũng "trách khéo" chuyện Hồng Quế đưa chuyện cá nhân lên facebook để mọi người bàn tán, hạ thấp giá trị của cô.
Động thái này khiến nhiều người như bị tung hỏa mù, không biết việc vay mượn giữa Hồng Quế và Andrea có phải là thật không? Hay đây chỉ là một phi vụ để tạo sự chứ ý dư luận của Hồng Quế.
Chia sẻ về vấn đề này, luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết: “Việc đưa thông tin lên facebook, mạng xã hội chính là một sự tuyên truyền, còn thông tin nếu đúng là không có thật và biết rõ điều này thì cô Hồng Quế có thể nói là bịa đặt. Nên nó có đủ dấu hiệu của hành vi vu khống”.
“Xét về mặt hậu quả, cần phải xem xét vấn đề thiệt hại về quyền lợi. Trong trường hợp này xét thấy cũng có đủ yếu tố thể hiện là thiệt hại về danh dự”, luật sư Đỗ Hữu Đĩnh nói.
Luật sư Đĩnh lưu ý: “Vấn đề ở đây, cần phải cân nhắc rõ ràng sự bịa đặt có hay không? Vì có sự nhập nhằng giữa hành vi thực tế và câu status của Hồng Quế trên mạng. Về mặt ý chí, Andera cũng không có ý định tố cáo, kiện Hồng Quế về việc đưa thông tin trên lên facebook, nên có thể nói chưa đủ điều kiện để xem xét trách nhiệm hình sự trong vụ này.”
Từ trước đến nay Hồng Quế và Andrea rất thân thiết.
Được biết từ trước đến nay Hồng Quế và Andrea rất thân thiết. Thậm chí trong một bài phỏng vấn, Andrea còn khẳng định Hồng Quế vừa là bạn, vừa là chị gái của mình. Do đó sự việc "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" của cả hai cũng ít nhiều khiến cho mọi người không khỏi bất ngờ.
Điều 122. Tội vu khống 1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với nhiều người; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người thi hành công vụ; e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. |