Nếu đang ném da lợn đi thì chắc chắn bạn sẽ hối hận khi đọc bài viết này

( PHUNUTODAY ) - Nếu vứt da lợn đi là bạn đang ném đi thần dược dành cho sức khỏe mà không hề ngờ tới.

da-heo

 

Phân tích trong 100gr bì lợn có 26,4gr chất protein, 22,7gr lipid, 4gr glucid; Các chất khoáng calci, phospho, sắt… Trong bì heo, protein dạng keo chiếm 85% nhiều gấp 2 lần thịt lợn, glucid gấp 4 lần; Còn chất béo thì kém hơn 1/2. Chất protein ở bì chủ yếu là keratin, elastin… và collagen hợp thành. Collagen có vai trò quan trọng đối với nhiều bộ phận của cơ thể: Da, gân, sụn, xương và tổ chức liên kết. Nó cũng có vai trò quan trọng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể trẻ. Có người gọi nó là thực phẩm của sự tươi trẻ.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, bì lợn có thể làm nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau vừa dễ ăn vừa bổ dưỡng, vừa tốt cho sức khỏe lại vừa có tác dụng chữa bệnh.
Các chất dinh dưỡng có trong bì lợn không chỉ có độ dẻo dai mềm mại, màu sắc, hương vị đặc trưng mà còn có tác dụng tốt đối với làn da, gân, xương, tóc của con người.
Bì lợn có vị ngọt, mát, có tác dụng tốt với âm khí, giải nhiệt và hỗ trợ hô hấp hiệu quả. Bên cạnh đó, bì lợn còn có một tác dụng quan trọng công dụng lớn đến sức khỏe sinh lý, giúp tăng cảm giác ham muốn.

Đu đủ xanh hầm da lợn: Trị đại tràng tính nhiệt (đầy nóng), táo bón, bụng đau đầy hơi, ăn uống không được, người bứt rứt khó chịu.

Đu đủ xanh: 300gr; Da lợn: 200gr; Gia vị vừa đủ.

Đu đủ xanh thêm sữa cho con bú nhuận tràng xổ nước độc và chất độc ở trường vị.

Sách Y học thực loại nói: Da lợn tính lạnh mát, trị bệnh thương hàn nóng sốt, đau trong, bụng đầy tức, người cảm thấy bứt rứt khó chịu.

Đu đủ xanh còn non hạt bên trong còn trắng, gọt vỏ bỏ ruột, chẻ làm tư, rửa sạch để ráo. Da lợn cạo lông rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. Ninh da lợn khoảng 1 tiếng đồng hồ cho nhừ rồi bỏ đu đủ vào nấu tiếp, khi nào thấy hai thứ chín mềm, nêm gia vị vừa ăn. Ăn riêng hoặc ăn với cơm. Nếu thấy khó ăn thiếu chất ngọt thì có thể thêm một ít xương sống lợn hầm chung. Tuần ăn 3 lần, ăn 3 tuần, khi nào thấy bệnh đỡ thì ngừng ăn.

da-heo1

 

Mọc đông: Bì lợn chọn chỗ lông mềm cạo sạch luộc chín, thái chỉ, băm nhỏ, nhào trộn với giò sống hạt tiêu xay. Viên thành viên tròn, thả vào xoong nước đang sôi luộc chín, vớt ra thả vào nước đun sôi để nguội cho rắn lại.

Lấy bì lợn thái miếng nhỏ cho vào xoong nước luộc thịt đun sôi, vớt bỏ bọt hạ lửa ninh kỹ lọc lấy nước trong, nêm gia vị.

Cho các viên thịt vào bát, chan nước vừa ninh vào, để cho đông lại. Ăn nguội cùng với cơm. Món này có phối hợp thịt với bì lợn để bổ khuyết cho nhau làm tăng tác dụng dinh dưỡng phòng chữa bệnh của cả hai.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link