Ngày Doanh nhân Việt Nam là ngày nào?
Trong thư của Bác, Bác Hồ đã nhấn mạnh “Giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng”. Tuy nhiên để giúp các bạn có thể hiểu rõ được nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Doanh nhân Việt Nam thì các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Ngày Doanh nhân Việt Nam là ngày nào?
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Doanh nhân Việt Nam
Thư Bác Hồ gửi giới công thương Việt nam:
"Cùng các ngài trong giới công thương, được tin giới công thương đã đoàn kết lại thành Công thương cứu quốc đoàn và gia nhập vào mặt trận Việt Minh, tôi rất vui mừng. Hiện nay Công thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích quốc lợi dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng.
Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng. Vậy, tôi mong giới công thương nỗ lực khuyên các nhà công nghiệp và thương nghiệp mau mau gia nhập công thương cứu quốc đoàn, cùng đem vốn vào làm công cuộc ích quốc lợi dân."
Nguồn gốc của ngày Doanh nhân Việt Nam
Để phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội trong việc góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Theo đề nghị của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Hiệp hội doanh nghiệp, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 20/9/2004 cho phép lấy ngày 13/10 hằng năm làm Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Ngày Doanh nhân Việt Nam là ngày nào?
Những lời chúc dành cho ngày Doanh nhân Việt Nam
1. Buổi sáng đến cơ quan bình thường. Đảo qua các phòng giao việc miệng cho một số anh em. Về phòng uống một cốc nước lọc và bắt đầu ngày làm việc bình thường. Lại ký, lại kế hoạch, lại gọi điện cho các đối tác. Tất cả các công việc bình thường như bao ngày qua. Chợt có một tin nhắn gửi đến. Thấy số lạ quá. Tôi bật lên và xem.
2. Thoáng một cái mà đã gần 10 năm trên cương vị của một doanh nhân. Ra trường đứng trước các cơ hội việc làm là ước mơ của bao người thì tôi lại từ bỏ. Quyết định thành lập công ty và nghĩ rằng sẽ tự mình làm cho mình, tự mình phấn đấu. Trải qua bao thăng trầm, có những lúc tưởng chừng ngã quỵ. Thế rồi bằng nỗ lực và may mắn lại vượt qua được. Gần 10 năm lăn lộn trên thương trường để bây giờ nhìn lại chợt giật mình khi thấy mình đã già trước tuổi quá nhiều. Dạo này đi ăn uống tiếp khách hầu như nhân viên phục vụ đều gọi mình bằng chú và xưng cháu. Mà mới có 32 tuổi đầu chứ nhiều nhặn gì.
3. Khi nhìn bề ngoài ai cũng nghĩ mình nhiều tiền lắm. Nhưng thực ra có những lúc đến mấy nghìn ăn sáng cũng không có. Đời doanh nhân là thế đã chấp nhận lao vào có nghĩa là chấp nhận mọi áp lực công việc, áp lực tài chính … Những tưởng khi công ty vững mạnh đi lên thì mình sẽ nhàn hơn, nhưng không phải công ty càng to thì càng phải học nhiều hơn, áp lực ngày một kinh khủng hơn. Nỗi lo cơm áo gạo tiền ngày càng lớn làm cho mình không có thời gian ngơi nghỉ. Nhiều lúc vợ cằn nhằn: “Em đến ghen cái em công ty của anh. Ngày lễ Tết người ta đi đâu đó chơi còn anh thì suốt ngày quyến luyến với cái em công ty của mình”.
4. Vợ ơi em đâu biết khi anh là doanh nhân thì em cũng chỉ là một trong những tình yêu của anh mà thôi. Có khi tình yêu công việc và công ty nó còn choáng cả tình yêu của anh dành cho em. Anh không dừng được nữa mà chỉ có tiến lên hoặc ngã quỵ. Anh ngã là gần 100 cán bộ công nhân theo anh sẽ lao đao. Có những người theo anh gần 10 năm họ cũng sẽ đổ gục như anh thôi. Anh không còn của riêng anh nữa mất rồi.