Nhiều cặp vợ chồng, đôi lứa đang sống hạnh phúc với nhau mà một trong hai người bỗng có tình cảm với người khác, dẫn đến chuyện chia tay. Những người dung tục sẽ nói người kia là trăng hoa, đểu cáng… nhưng thật ra đó chỉ là người ta đã trả xong nợ và đã đến lúc phải rời đi. Chuyện tình cảm không thể níu kéo được.
Hãy cùng trải nghiệm bài học của Phật về duyên nợ vợ chồng để tìm cho mình một giá trị nào đó .
"Đêm khuya, trong một ngôi Chùa, có một người quỳ dưới chân Đức Phật nhờ Ngài dạy về chuyện tình yêu.
Người: Thưa Đức Phật thánh minh, con là một người đã có vợ, con hiện đang yêu say đắm một người đàn bà khác, con thật không biết nên làm thế nào?
Đức Phật: Con có thể xác định người đàn bà con đang yêu hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con không?
Người: Thưa vâng.
Đức Phật: Con ly hôn, sau đó lấy cô ấy ?
Người: Nhưng vợ con hiện nay dịu dàng, lương thiện, thảo hiền. Con bỏ cô ấy liệu có phần tàn nhẫn không, có mất đạo đức không, thưa Đức Phật?
Đức Phật: Trong hôn nhân không có tình yêu mới là tàn nhẫn và mất đạo đức. Con hiện giờ đã yêu người khác, không yêu vợ nữa. Con làm như thế là đúng.
Người: Nhưng vợ con vẫn rất yêu con, quả thật yêu con lắm, thưa Đức Phật.
Đức Phật: Vậy thì vợ con hạnh phúc.
Người: Sau khi con chia tay vợ để lấy người khác, vợ con sẽ rất đau khổ, tại sao lại hạnh phúc, thưa Đức Phật?
Đức Phật: Trong hôn nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi một tình yêu đối với vợ con. Bởi vì con đã yêu người khác, chính vì có hạnh phúc, mất đi mới đau khổ, cho nên người đau khổ là con.
Người: Nhưng con cắt đứt vợ, sau đó cưới người khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mãi là người đau khổ.
Đức Phật: Con nhầm rồi, con chỉ là người vợ con yêu thật sự trong hôn nhân. Khi một người như con không tồn tại, thì tình yêu thật sự của vợ con sẽ tiếp nối sang một người khác, bởi vì tình yêu thực sự của vợ con trong hôn nhân xưa nay chưa từng mất, cho nên vợ con mới là người hạnh phúc, con mới là người đau khổ.
Người: Vợ con đã từng nói kiếp này chỉ yêu mình con thôi. Cô ấy sẽ không yêu ai khác.
Đức Phật: Con cũng đã từng nói thế phải không?
Người: Con…con…con…
Đức Phật: Bây giờ con nhìn ba ngọn nến trong lư hương trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất?
Người: Quả thật con không biết, hình như đều sáng giống nhau.
Đức Phật: Ba ngọn nến ví như ba người đàn bà. Một ngọn trong đó là người đàn bà hiện giờ con đang yêu. Đông đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ là mười triệu trăm triệu…Ngay đến một trong ba ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không tìm được người con hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người đàn bà hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?
Người: Con…con…con…
Đức Phật: Bây giờ con cầm một cây nến đặt trước mắt để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?
Người: Đương nhiên ngọn trước mặt sáng nhất.
Đức Phật: Bây giờ con đặt nó vô chỗ cũ, lại xem xem ngọn nào sáng nhất.
Người: Quả thật con vẫn không nhìn ra ngọn nào sáng nhất.
Đức Phật: Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người đàn bà cuối cùng con đang yêu hiện nay, tình yêu nảy sinh từ trái tim, khi con cảm thấy yêu nó, để tâm ngắm nghía, con sẽ thấy nó sáng nhất. Khi con để nó vô chỗ cũ, con lại không tìm được một chút cảm giác sáng nhất. Thứ gọi là tình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là con số không, một cuộc tình trống rỗng.
Người: Con hiểu rồi, không phải Đức phật bảo con phải ly hôn vội vã, Đức Phật đang niệm chú làm cho con ngộ đạo.
Đức Phật: Nhìn thấu sẽ không nói trắng ra, con đi đi!
Người: Bây giờ con đã biết thật sự con yêu ai, người đó chính là vợ con hiện nay, thưa Đức Phật.
Đức Phật: A Di Đà Phật…"
Kiếp sau của con người sẽ thế nào theo lời Phật dạy?
Người đời thường có câu: “Chết đi là hết”, nhưng sự thực có phải chết là hết thật không, hay còn phải trải qua nhiều vòng luân hồi khác nữa?
Có người nói, con người chết cũng giống như đèn tắt, chết là hết, là kế thúc, đâu còn có kiếp sau? Nhưng lại cũng có người nói, con người là có kiếp sau. Giống như một cái cây chết đi, hạt giống rơi xuống đất, nảy mầm và sẽ ra hoa kết trái, sẽ có kiếp sau. Vậy rốt cuộc con người có kiếp sau hay không?
Kỳ thực, con người chết đi không phải giống như đèn tắt, cũng không nhất định là được đầu thai làm người mà sẽ thuận theo nhân duyên nghiệp báo mà chuyển sinh. Bên nhà Phật có thuyết pháp rằng, con người chết đi sẽ phải trải qua vòng luân hồi, “ngũ thú luân chuyển”, “lục đạo luân hồi”.
Theo Phật giáo, 1 kiếp là khoảng thời gian tồn tại của 1 chúng sanh từ lúc được sinh ra cho đến lúc chết đi. Sau khi chết thì theo nghiệp thiện ác đã làm mà tiếp tục nhận lấy báo thân khác để trả vay, vay trả, cứ như thế luân hồi từ vô thỉ, vô lượng kiếp trước (không thể tính đếm được). Cứ như thế, cho đến khi trả hết nợ, con người đến được cõi Niết Bàn mới thôi.
Theo đó, người làm việc tốt sẽ được lên thiên thượng, người làm việc ác sẽ bị đọa xuống địa ngục chịu tội. Không thể một người luôn làm điều ác mà lại có kết cục giống như người cả đời làm việc thiện giúp người, đó là Thiên lý.
Khi một hạt giống được gieo vào trong đất, gặp ánh mặt trời, không khí, nước, các loại nhân duyên đầy đủ thì sẽ sinh trưởng, ra hoa và kết trái.
Đương nhiên, từ nhân đến quả thì duyên phận trong đó là yếu tố rất quan trọng. Nếu chỉ nói “nhân” mà không nói “duyên” thì sẽ là một thiếu sót rất lớn.
Chẳng ai, ngay cả luật nhân quả cũng ko thể bắt phải trải qua đủ mới thành Phật được. Đó là tùy theo hành động thiện ác của mỗi người mà nhận lấy thân khác nhau. Có thể kiếp này làm người, nhưng nếu làm ác thì sẽ nhận thân con vật để trả, ngược lại, nếu làm thiện thì có phải nhận thân vật ko, sẽ ko bao giờ có chuyện đó. Vì vậy kiếp sau sẽ là do chúng ta kiếp này quyết định.
Đời người, sinh không phải là bắt đầu mà chết cũng không phải là kết thúc, đi về phía trước cũng sẽ trở lại, không phải mãi là một con đường thẳng. Những thuyết pháp như, mặt trời lặn rồi mặt trời lại mọc, đi rồi lại đến, đều là nói rõ rằng con người là có kiếp sau.
Phật gia giảng, muốn biết quả của kiếp sau thì hãy nhìn vào những việc mà mình đã làm ở kiếp này. Nhân quả tuần hoàn, con người có thể “nhìn cổ mà biết kim”, cũng có thể từ hiện tại mà suy đoán tương lai.
“Nghiệp” và “Đức” là gắn bó chặt chẽ với quá khứ, hiện tại và tương lai của một sinh mệnh. Làm việc thiện được thiện báo, làm việc ác gặp ác báo, thiện ác không phải không có báo mà là chưa đến thời điểm.
Sở dĩ người ta cho rằng không có kiếp sau là bởi vì không tận mắt nhìn thấy kiếp sau cho nên không tin. Nhưng, trong cuộc sống thường ngày của chúng ta chẳng phải cũng có rất nhiều điều mà chúng ta không nhìn thấy nhưng nó vẫn tồn tại sao? Ví dụ như không khí, sóng điện, tia phóng xạ, thậm chí cả tình yêu thương.
Shakespeare đã từng nói rằng “đừng phỉ báng những điều bạn không biết sự thật, nếu không tính mạng của bạn sẽ gặp trùng trùng điệp điệp những nguy hiểm.” Vâng, nếu khi bạn chết đi bạn thực sự thấy rằng chuyển sinh luân hồi là có thật, khi ấy những người lương thiện thì thật đáng quý, còn người không tin rằng có quả báo, có kiếp sau mà tùy tiện hành ác sẽ ra sao?
Thiện ác, nhân duyên là có thể cải biến được kiếp sau, cho nên sống trên đời phải thời khắc tu chỉnh bản thân để có tương lai tốt đẹp hơn!