Ngày nay có không ít phụ nữ trẻ nhưng đã gặp vấn đề về sức khoẻ sinh sản, điều này có liên quan nhiều tới thói quen lối sống không lành mạnh. Mới đây, người phụ nữ 30 tuổi suy buồng trứng sớm, bác sĩ tiết lộ món ăn chứa "chất độc", một khi vào cơ thể rất khó đào thải.
Dấu hiệu suy giảm buồng trứng
Suy buồng trứng sớm không chỉ làm suy giảm đời sống tình dục, cản trở chức năng sinh sản của người phụ nữ. Đây còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh ỏ nữ giới. Theo bác sĩ sản khoa, suy buồng trứng là một trong những nguyên nhân dẫn tới vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Vì vậy chị em nên lắng nghe cơ thể, nhận biết sớm những dấu hiệu cảnh báo suy giảm buồng trứng để có thể kịp thời can thiệp và có hướng điều trị. Suy giảm dự trữ buồng trứng có những dấu hiệu tương tự thời kỳ mãn kinh như:
- Rối loạn kinh nguyệt trong một thời gian dài, lượng kinh nguyệt không đều, bên cạnh đó màu sắc của kinh nguyệt cũng có sự thay đổi.
- Thường xuyên bị mất ngủ giữa đêm, chóng mặt và buồn nôn.
- Ham muốn tình dục giảm và có xu hướng né tránh chuyện giường chiếu.
- Da dẻ có dấu hiệu nhăn nheo, ngực nhão và xệ, tóc mỏng, dễ gãy rụng.
- Suy giảm trí nhớ.
- Âm đạo bị khô, “cô bé” không tiết đủ chất nhờn để bôi trơn và đau rát khi quan hệ tình dục.
Bên cạnh đó, suy buồng trứng ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất các hormone sinh dục như estrogen vì vậy có thể gây ra một số vấn đề khác với sức khỏe như lo âu, khô mắt, bệnh tuyến giáp, loãng xương, tim mạch…
Thủ phạm món cá sống khiến suy buồng trứng nghiêm trọng ở một phụ nữ tuổi 30
Ở Đài Loan gần đây phát hiện một phụ nữ mới 30 tuổi nhưng bị suy buồng trứng nặng, gần mãn kinh. Điều đáng nói là các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân cụ thể, kiểm tra nhiễm sắc thể cũng bình thường.
Sau đó các bác sĩ kiểm tra hàm lượng kim loại nặng trong cơ thể mới phát hiện hiện hàm lượng thuỷ ngân và hoá chất dẻo trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn. Cả hai yếu tố này đều có thể liên quan đến suy buồng trứng.
Bác sĩ có hỏi về thói quen ăn uống của bệnh nhân. Cô tiết lộ rằng rất thích ăn món sashimi, và hầu hết sashimi đều làm từ cá lớn ở biển, hàm lượng thuỷ ngân thường cao, một khi vào cơ thể thì rất khó đào thải. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn ít, thỉnh thoảng mới ăn thì không sao. Trường hợp của bệnh nhân trên ăn quá thường xuyên, có tuần cô ăn tới 3 lần, không thì ít nhất 1 lần một tuần.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ muốn giữ gìn sức khoẻ hãy đa dạng hoá chế độ ăn uống, cố gắng không ăn một thứ và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng chủ yếu là cá nhỏ và ăn chín.
Những tác hại kinh hoàng khi ăn thịt cá tái sống
+ Nhiễm kí sinh trùng
Một số loại kí sinh trùng cơ thể thường bị nhiễm sau khi ăn cá sống là sán lá gan, sán dây và giun đũa. Vì cá sống không được chế biến nên nếu cá bị nhiễm ấu trùng thì sẽ trực tiếp di chuyển sang người, kí sinh và phát triển trong nội tạng nhiều năm liền nếu không được phát hiện kịp thời.
Các triệu chứng chính bao gồm đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn và lên cơn sốt. Một số trường hợp còn có phát ban, sưng và ngứa da.
+ Nhiễm vi khuẩn
Trong miếng cá sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều các vi khuẩn có hại bao gồm listeria, vibrio, clostridium và salmonella. Nếu không ăn cá nấu chín, bạn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng chính sẽ bao gồm buồn nôn, tiêu chảy.
Hệ miễn dịch cũng ảnh hưởng nhiều trong việc chống lại nguy cơ ngộ độc do vi khuẩn. Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ và bệnh nhân HIV có nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn cao hơn so với người khỏe mạnh. Đặc biệt là phụ nữ mang thai nên tránh ăn cá tươi sống để loại trừ nguy cơ nhiễm khuẩn listeria gây tử vong cho thai nhi.
+ Lượng chất thải ô nhiễm có nhiều trong cá tươi sống
Chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) là chất cực kì độc hại chủ yếu đến từ các hóa chất trong quá trình sản xuất công nghiệp như biphenyl polyclrin (PCBs) và este diphenyl polybrominated (PBDE), sau đó bị thải ra nguồn nước. Chính điều này khiến cho các loài sinh vật sông nước như cá mang một lượng chất độc hại hóa học rất lớn, đặc biệt là cá hồi. Khi tiêu thụ nhiều các loại cá tươi sống nhiễm chất thải này, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, hay thậm chí có thể là ung thư.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi nấu chín cá hồi, lượng POPs thấp hơn khoảng 26% so với cá hồi sống cùng loại. Bên cạnh đó, lượng thủy ngân độc hại cũng giảm tới 50-60% sau khi cá được chế biến chín đúng cách. Dù không phải tất cả các chất thải độc hại sẽ bị giảm thiểu sau khi nấu chín nhưng ít nhất việc này cũng làm giảm bớt nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe cơ thể bạn.