Người phụ nữ bị 400 viên sỏi làm tổ trong mật
Khoảng 400 viên sỏi trong túi mật, một ca phẫu thuật khiến ê kíp đã phải ngã ngửa vì chưa bao giờ gặp trường hợp thế này. Bà N.T.M ở Thái Nguyên được cho là trường hợp hiếm hoi nhất mà các bác sĩ đã từng gặp.
Một thời gian dài bà M cảm thấy mệt mỏi, hạ sườn phải có cảm giác đau nhức khó chịu, gia đình đã đưa bà đi kiểm tra thì phát hiện ở túi mật có số lượng sỏi khá lớn.
Ở đây các bác sĩ đã tiến hành cuộc phẫu thuật nội sôi và lấy ra gần 400 viên sỏi lớn nhỏ. Trong đó viên có đường kính lớn nhất là 1cm (như viên bi), đường kính nhỏ nhất là 0,3cm; màu sắc của viên sỏi màu vàng sẫm, nâu đen.
Phụ nữ là đối tượng dễ bị sỏi mật nhất
Có nhiều nguyên nhân gây nên căn bênh sỏi mật, nhưng phụ nữ lại là đối tượng hàng đầu do vướng phải những điều sau đây:
Nồng độ hormone estrogen trong nữ giới cao hơn nam giới có thể làm tăng lượng cholesterol có trong dịch mật tạo cơ hội cho sỏi mật hình thành. Một nghiên cứu cho thấy trước 40 tuổi, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh sỏi mật cao gấp 3 lần so với nam giới cùng độ tuổi.
Việc sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài hoặc mang thai cũng làm gia tăng nguy cơ mắc sỏi mật.
Phụ nữ thường dễ mắc bệnh tiểu đường hơn đàn ông, và một trong những nguy hại của bệnh này chính là làm suy giảm chức năng túi mật dẫn đến việc sỏi hình thành trong hệ thống túi mật.
Phụ nữ, đối tượng tiêu thụ một lượng đồ ngọt khá cao, mà chính điều này dẫn đến tình trạng thừa cân làm cơ thể sản xuất nhiều estrogen hơn, làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể tạo sỏi trong túi mật.
Không chỉ tình trạng béo phì mới gây bệnh sỏi mật mà việc giảm cân đột ngột cũng có thể gây ra hậu quả tương tự do cơ thể không hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, cơ chế sản xuất mật bị kìm hãm đẩy quá trình lắng đọng cholesterol nhanh hơn dẫn đến hình thành sỏi.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi mật sớm nhất ai cũng phải nhớ
- Cơn đau quặn bụng: Cảm giác đau đột ngột tại vùng dưới sườn phải và lan lên trên vai hoặc bả vai phải khiến người bệnh không dám thở hoặc hoạt động mạnh. Những cơn đau có thể xảy ra sau khi người bệnh tiêu thụ một bữa ăn chứa nhiều dầu, mỡ và có thể tái phát nhiều lần.
- Sốt: Là do nhiễm khuẩn đường mật, nếu không có nhiễm khuẩn thì không có sốt, có thể sốt cao, rét run nhưng cũng có khi sốt nhẹ, sốt thường đi kèm với đau, có khi sốt kéo dài.
- Vàng da: Mức độ vàng da ở mỗi cá nhân người bệnh là hoàn toàn khác nhau phụ thuộc vào mức độ tắc mật, vàng da có thể xuất hiện từ vàng nhẹ đến vàng đậm. Đi kèm với tình trạng vàng da là hiện tượng đi ngoài phân lẫn máu hoặc ngứa da.
- Triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa: Một số bệnh nhân bị sỏi mật có những triệu chứng như không thích ăn mỡ, hay ợ chua, ợ hơi hoặc đầy bụng.
Cách phòng ngừa bệnh sỏi mật
- Giảm mỡ: nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày vì khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.
Nếu cholesterol quá nhiều, các acid mật không đủ sức hòa tan thì nó sẽ kết tinh và đọng lại thành sỏi mật. Hầu như các sỏi đều được hình thành từ các cặn sỏi là cholesterol này.
- Thực phẩm nên dùng: Các loại rau và hoa quả tươi giàu vitamin C và nhóm B.
- Thực phẩm không nên dùng: Trà, cà phê, cacao, chocolate, thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.