“Tôi không muốn tương lai của mình phải lệ thuộc vào máu và mỡ, vì vậy tôi quyết định ăn chay” – đó là những lời nói đầy tâm huyết của giáo sư tim mạch Chang Jian sau một thời gian dài chiến đấu với huyết áp cao và mỡ trong máu.
Hàng ngày, anh tư vấn cho hàng chục người cách làm thế nào để có một trái tim khỏe, một cơ thể vững vàng. Thế nhưng, chính anh lại bị huyết áp cao và gan nhiễm mỡ.
Đó là vào những năm 2004, sau khi kiểm tra tổng quá, anh nhận ra các chỉ số cơ thể của mình đang ở ngưỡng báo động. Theo đó, nồng độ cholesterol cao nhất đạt 6,9 mmol / L (với người bình thường khoảng 5,2 mmol / L), và cân nặng của anh đã tăng lên 146 kg. Ngoài ra, huyết áp của anh cũng cao đột ngột, nhịp tim đập nhanh thất thường.
Xấu hổ, mặc cảm – là những gì anh luôn nghĩ về mình. Anh cảm thấy bản thân không phải là một bác sĩ gương mẫu. Vì thế, anh quyết tâm tự chữa bệnh cho mình bằng cách thay đổi lại chế độ ăn uống.
Anh tâm sự: “Những lúc không phải đi khám bệnh, tôi thường la cà quán xá với bạn bè. Vậy nên ngoài bia rượu, tôi còn có một cái ‘miệng” lớn, ăn không biết no. Lâu dần thành thói quen, rồi cơ thể cũng vì thế mà kiệt quệ”’.
Quyết tâm thay đổi, làm lại cuộc đời.
Từ khi phát bệnh, bác sĩ Chang Jian đã phải uống 3 loại thuốc chống cao huyết áp mỗi ngày. Bên cạnh đó, anh cũng thay đổi lại khẩu phần ăn, cắt giảm cá thịt, tập trung vào rau củ.
Cuối cùng thì ông trời không phụ lòng người. Sau 2 năm kiên trì, đến năm 2016, bác sĩ Chang Jian lại tiến hành một cuộc kiểm tra tổng quát và kết quả đúng như dự tính, chỉ số bệnh đã tật giảm đáng kể.
Bác sĩ tâm sự trong tự hào: “Thật vui sướng, bệnh gan nhiễm mỡ của tôi đã biến mất hoàn toàn, cholesterol cao không tồn tại nữa, trọng lượng cũng được giảm 10 kg, tôi thấy khỏe hơn hẳn.”
Chế độ ăn khoa học là bí quyết của mọi thành công.
Chia sẻ về phương pháp làm giảm bệnh tật của mình, bác sĩ Chang Jian cho biết, con đường ăn uống luôn là cách thức nhanh nhất và an toàn nhất.
Cụ thể, trong 2 năm chữa bệnh, bác sĩ đã chia nhỏ bữa ăn của mình, mỗi bữa ăn đủ rau, cơm, ăn ít cá thịt, ít dầu muối, cộng với đi bộ 10.000 bước một ngày. Ngoài ra, bác sĩ cũng tiến hành ăn chay ít nhất 1 lần/ 1 tuần.
Mặc dù khuyến khích ăn chay nhưng bác sĩ Chang Jia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thịt cá. Tuy ăn ít nhưng phải ăn và nên ăn theo chế độ Địa Trung Hải, nghĩa là hãy ăn thịt lợn, thịt bò và thịt cừu mỗi tháng một lần, và ăn thịt gà và vịt mỗi tuần một lần.
Khi ăn chay, đừng chỉ ăn rau mà nên bổ sung thêm các loại hạt tốt cho cơ thể như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ…các loại đậu (đậu mè, đậu phộng…), các loại trái cây, rong biển để tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Một điều lưu ý nữa là khi giảm trọng lượng, chúng ta nên tiến hành từ từ, đừng vội vàng, giảm từ 3-4 kí/ mỗi tháng là an toàn nhất.
Bởi vì chỉ cần mỗi ngày bạn đi bộ hơn 30 phút là đã có thể ngăn ngừa 70% chứng đột quỵ và 60% bệnh tiểu đường, hạn chế tối đa bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch vành.
Chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp
Cần tây: dùng loại càng tươi càng ốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt). Chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ HA.
Cải cúc: là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ HA. Bạn nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt, cải cúc thích hợp với những người bị cao HA có kèm theo đau và nặng đầu.
Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và HA trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao HA có kèm theo triệu chứng đau đầu.
Cà chua: có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ HA. Cà chua là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao HA rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.