Người thông minh có 5 tật rất xấu, ai sở hữu 2/5 thôi cũng đã xuất chúng hơn người bình thường

( PHUNUTODAY ) - 5 tật xấu chỉ người thông minh mới có, hãy xem bạn có không?

Bạn rất hay lo lắng

Những người lo lắng thì phần lớn chúng ta đều nghĩ họ quá nhạy cảm, lúc nào tiêu cực. Thế nhưng thực tế những người hay lo lắng đều có tư duy nổi trội so với người khác. Những người thường xuyên lo lắng, suy nghĩ có điểm cao hơn trong bài kiểm tra liên quan đến tranh luận.

Bạn sống khá bừa bộn

Không phải cứ gọn gàng là tốt, người càng có thói quen để phòng ốc của mình bừa bộn thì chứng tỏ họ càng có đầu óc sáng tạo.

Tất nhiên thi thoảng bạn cũng cần dọn dẹp lại căn phòng cho thật sạch sẽ. Đừng lấy lý do bừa bộn để sáng tạo ra để bản thân sống lười biếng, không có nguyên tắc.

8

Bạn thi thoảng nói tục chửi bậy

Nói tục chửi bậy, dù vì lý do gì, cũng là điều không nên làm. Nhưng một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có thói quen "văng bậy" lại sở hữu chỉ số IQ cao hơn. Họ thực sự có vốn từ rộng rãi và ăn nói trôi chảy hơn phần còn lại.

Nhưng với từng trường hợp thì họ có thể nói được nhiều câu bậy khác nhau. Khả năng làm chủ ngôn ngữ và vốn từ của họ khá tốt, chỉ có điều họ lại vận dụng chúng vào mục đích chẳng mấy hay ho mà thôi.

6

Buôn dưa lê

Nhiều nhà khoa học nhận ra việc buôn dưa lê sẽ giúp tâm trạng chúng ta thoải mái hơn. Ngoài ra còn có một nghiên cứu chỉ ra rằng khi các tình nguyện viên tham gia vào thử nghiệm được đề nghị quan sát hành vi gian lận trong một bài kiểm tra đánh giá sự trung thực, kết quả cho thấy nhịp tim họ tăng lên.

Phàn nàn

Chẳng ai muốn cứ phải nghe đi nghe lại những lời phàn nàn của người khác cả. Nhưng kiểu người phàn nàn có giới hạn thì họ có thể trút bỏ được cảm giác mệt mỏi của mình.

u

Nếu bạn là người có thói quen than vãn thì có nhiều cách để làm sao cho nó hợp lý. Đừng vì sự phàn nàn của mình mà khiến người khác khó chịu.Phàn nàn cần đúng kiểu. Khi phàn nàn hãy tìm đúng người có khả năng giải quyết vấn đề của bạn để có phương hướng giải quyết nó.

Bạn có thể thực hiện theo ba bước: Trước hết, hãy dẫn dắt câu chuyện để người nghe không cảm thấy khó chịu và có ý cảnh giác.

Thứ hai là hãy cố gắng bình tĩnh khi chia sẻ mối bận tâm trong lòng, đừng nói với tâm thái oán hận, thù địch.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link