Đặc điểm của cây chuối cảnh
Cây chuối cảnh còn được gọi là chuối rẻ quạt, chuối cọ, chuối thiên điểu... Loại cây này có nguồn gốc từ vùng Madagascar. Nó được du nhập vào những nước có nền khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.
Cây chuối cảnh lá phiến lá hình bầu dục thon dài, mặt lá có gân nổi theo tầng. Lá của cây chuối cảnh mọc hơi nghiêng nhìn giống các cánh quạt. Cây có thể đạt chiều cao khoảng 1-1,5m.
Thân cân có một phần mọc ngầm dưới đất và một phần thân giả mọc ở trên mặt đất. Các phần lá bao lấy nhau sẽ hình thành từ phần thân giả này. Thân giả có màu xanh khi còn non và ngả màu dần dần khi già.
Cây chuối cánh có thể ra hoa. Hoa của chuối cảnh có màu trắng hoặc đỏ (tùy loại), kích thước khá lớn, có mùi thơm. Hoa chuối cảnh cũng phát triển dần để tạo thành quả.
Ý nghĩa phong thủy của cây chuối cảnh
Cây cuối cảnh có phiến lá xanh ngắt, mang lại cảm giác tươi mát, sinh động cho căn nhà. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng thanh lọc không khí, giảm bụi bẩn trong nhà, mang lại không gian trong lành, thoải mái hơn.
Về phong thủy, cây chuối cảnh được cho là loại cây có tác dụng tiêu trừ tà khí. Ngoài ra, lá cây như bàn tay lớn xòe ra hứng phúc đức, tài lộc, gia đình hạnh phúc.
Cách trồng cây chuối cảnh
Đất trồng cây chuối cảnh nên là đất thịt nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, tơi xốp. bạn có thể sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng, xơ dừa trộn vào đất để tăng dưỡng chất và tăng khả năng thoát nước cho đất.
Có thể trồng cây chuối cảnh bằng hạt giống hoặc cây giống. Tuy nhiên, việc trồng bằng cây con sẽ nhanh hơn và cây phát triển tốt hơn.
Môi trường thích hợp để cây chuối cảnh phát triển là ở khoảng nhiệt độ từ 25-30 độ C.
Nên tưới nước cho cây hằng ngày. Chú ý, không tưới quá nhiều, chỉ cần đất đủ ẩm là được, tránh tình trạng để cho cây bị úng nước và bị tối.
Cây chuối cảnh cần có ánh nắng để quang hợp. Do đó, nếu trồng trong chậu và để trong nhà thì nên đều đặn đem cây ra ngoài phơi nắng khoảng 1 lần/ngày hoặc trồng cây ở vị trí đón nắng như gần ban công, cửa sổ.
Cây chuối cảnh hợp mệnh gì?
Cây chuối cảnh có màu xanh lục, rất phù hợp với người mệnh Mộc. Ngoài ra, theo tương quan ngũ hành, Mộc sinh Hỏa. Do đó, người mệnh Hỏa cũng có thể trồng cây này.
Một số tuổi mang mệnh Mộc là Nhâm Ngọ (2002); Quý Mùi (1943, 2003); Quý Sửu (1973); Mậu Thìn (1988); Kỷ Tỵ (1989); Tân Dậu (1981); Canh Thân (1980); Canh Dần (1950, 2010); Tân Mão (1951, 2011); Mậu Tuất (1958); Kỷ Hợi (1959).
Một số tuổi mang mệnh Hỏa là Giáp Tuất (1934, 1994); Đinh Dậu (1957); Bính Dần (1986); Ất Hợi (1935, 1995); Giáp Thìn (1964); Đinh Mão (1987); Mậu Tý (1948, 2008); Ất Tỵ (1965); Mậu Ngọ (1978); Bính Thân (1956), Kỷ Mùi (1979).
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.