Không ăn tiệc không được mời trước
Trong cuộc sống hàng ngày, vào mỗi dịp đặc biệt, quan trọng thường có những bữa tiệc, cỗ bàn. Tuy vậy, nếu tình cờ đến nhà, ai thấy nhà họ có cỗ, tiệc, họ có mời, bạn cũng không nên ăn.
Trong lời dạy của cổ nhân, bàn tiệc đã dọn lên ý chỉ: Khi đến thăm 1 gia đình với tư cách là khách, nếu thấy chủ nhà đã dọn đồ ăn rồi thì phải biết ý không được dùng bữa nữa, nếu không sẽ bị coi thường. Vì nếu chủ nhà muốn có sự có mặt của bạn, họ sẽ mời bạn trước. Nếu không được mời, chứng tỏ họ không coi trọng bạn. Khi đến nhà, gặp bữa ăn, bạn cũng không nên ăn. Bởi trong trường hợp này, chủ nhà rõ ràng đã không coi trọng bạn.
Lý do thứ nhất, người xưa có nghi thức mời khách đến nhà mà dọn cơm ra trước có nghĩa là thiếu tôn trọng đối phương. Cho dù khách đến muộn, tại sao không đợi được?
Lý do thứ hai là bạn đến muộn, khi tất cả mọi người đã yên vị mà bạn đến sau thì đó cũng là hành vi thất lễ. Lúc này, người đến sau phải biết ý mau chóng rời đi để tránh bị mọi người bàn tán.
Xuất phát từ hai nguyên nhân trên, những ai khi gặp phải trường hợp này, nói chung là không nên ăn. Vì vậy, khi gặp phải loại yến tiệc này, người Hoa dặn nhau không được ăn, nếu ai nuốt phải yến tiệc, người này nhất định sẽ bị người trong tiệc coi thường. Đương nhiên, giữa bạn bè thân thiết, quy tắc này đương nhiên không tính.
Rượu đã rời bàn, không uống lại
Cái gọi là “rượu đã rời bàn” thực ra cũng giống như “tiệc đã dọn sẵn”. Nó có nghĩa là: Tiệc đã tàn, khách đến, chủ nhà mang rượu cũ ra mời thì nên từ chối. Nếu không, họ sẽ coi thường bạn.
Vì trong trường hợp này, việc chủ nhà mới khách bằng rượu cũ chứng tỏ họ không tôn trong khách mời. Lúc này, trên bàn đã đầy đồ ăn thừa, nếu ngồi cố thì không hay. Bên cạnh đó, việc ngồi lại cũng khiến gia chủ phải chuẩn bị thêm món mới, gián tiếp thêm phiền phức cho chủ nhà. Điều này không chỉ tốn thời gian và rất phiền toái.