Vệ sinh vùng kín trong những ngày thường
- Tiến hành vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/1 ngày bằng nước sạch, bạn có thể sử dụng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ.
- Lưu ý, nếu chọn dung dịch vệ sinh thì bạn cần được sự chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tùy tiện mua sử dụng.
- Khi rửa nên chú ý các kẻ và mép của âm đạo, không được thụt nước vào trong vùng kín.
- Quần lót thay ra phải giặt ngay, không ngâm, không giặt chung với các đồ khác
- Hạn chế dùng băng vệ sinh hàng hàng thường xuyên.
Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục
- Trước khi quan hệ 30 phút phải tắm rửa
- Súc miệng bằng nước muối hay nước súc miệng khử trùng
- Rửa sạch vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục
- Đối với nam giới nên dùng xà phòng
- Với phụ nữ để đảm bảo an toàn nên dùng nước sôi để nguội để rửa, rồi thấm khô bằng giấy vệ sinh được khử trùng, tránh rửa bất cứ nước rửa công nghiệp nào.
- Nữ giới khi quan hệ chỉ rửa nhẹ bên ngoài hoặc chỉ cần lau bằng thứ giấy đó, tuyệt đối không rửa thụt tháo, hay lấy tay moi móc chất nhờn tinh dịch. Tránh quan hệ trong thời gian hành kinh vì dễ bị nhiễm khuẩn. Điều này có tác dụng bảo vệ răng và nướu, làm giảm các vi khuẩn, bởi có thể trường hợp quan hệ bằng miệng không sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín.
Vệ sinh vùng kín trong những ngày có kinh nguyệt
- Không ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, tốt nhất là không nên ngâm vùng kín bởi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong âm đạo.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên( 6 giờ/lần, tối thiểu 4 lần/ngày). Dùng băng vệ sinh chất lượng tốt
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ ít nhất 4 lần/ ngày, rửa sạch tay trước khi thay băng vệ sinh
- Thấm khô vùng kín sau mỗi lần rửa sa đó mới đặt miếng băng vệ sinh vào. Nhiều chị em đã tẩy lông vùng kín để giữ khô ráo khu vực này.
- Giữ cho quần lót khô thoáng, nếu bạn tiểu són hoặc đi tiểu chưa hết thì nên thay quần lót 2-3 lần /1 ngày. Không mặc quần áo ướt khi ở nhà dễ tạo môi trường ẩm cho vi khuẩn có hại sinh sôi.
Ngoài ra, chị em cũng nên chú ý những điều này
Mặc quần áo thoải mái, thoáng khí.
Nguyên tắc tưởng chừng như vô hại lại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh vùng kín do chị em mặc những đồ bó sát. Đặc biệt, chị em phải lưu ý để giữ vệ sinh "vùng kín" thì đồ lót phải được làm từ loại vải tổng hợp, thoáng khí, thoát mồ hôi. Nếu mồ hôi không thoát được ra ngoài mà đọng lại ở "vùng kín" thì có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện mùi hôi và nhiễm trùng.
Giữ cân bằng pH mà không cần thụt rửa âm đạo
Thụt rửa sâu trong âm đạo có thể làm ảnh hưởng đến hộ pH của âm đạo, giảm nồng độ Axit và giúp vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Nếu “cô bé” có mùi khó chịu, bạn có thể đến gặp bác sĩ để tiến hành dùng ống thụt rửa âm đạo (nhưng biện pháp này không giải quyết nguyên nhân gây mùi một cách triệt để). Không dùng xà phòng hoặc các loại nước rửa quá mạnh để vệ sinh âm hộ hoặc bên trong âm đạo vì sẽ làm ảnh hưởng đến độ cân bằng pH khỏe mạnh.
Nên thay quần áo khi bị ướt
Không chỉ riêng tại vùng kín, quần áo ẩm ướt rất dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và làm tăng viêm nhiễm, nhiễm trùng, đặc biệt là ở vùng kín. Chính vì vậy, để giữ vệ sinh "vùng kín" và làm giảm nguy cơ bị viêm nhiễm "vùng kín" thì bạn nên thay quần áo ngay khi bị ướt.
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh
Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, và bảo vệ sức khỏe vùng kín và sức khỏe sinh sản của chính mình. Sử dụng các loại thực phẩn như nước ép nam việt quất và sữa chua để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm nấm âm đạo. Ngoài ra, sử dụng Ăn các thực phẩm từ đậu sẽ giúp chữa khô “vùng kín”.
Xem thêm:
1. Méo miệng, liệt nửa mặt bởi thói quen không tưởng này hàng nghìn người đang mắc phải