Những kiểu đau bạn cần thận trọng nếu không muốn bị chết sớm

11:00, Thứ bảy 14/05/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Nếu không muốn bị chết sớm bạn cần thận trọng những kiểu đau dưới đây!

Đau âm ỉ vùng bụng dưới bên phải

đau bụng
Đau bụng âm ỉ phần dưới bên phải bạn phải thận trọng bệnh đau ruột thừa.

Cảnh giác: Viêm ruột thừa

Đau thường bắt đầu ở giữa bụng và dần dần di chuyển sang bên phải. Nếu ruột thừa vỡ thì sẽ là biến chứng rất nguy hiểm, vi khuẩn có thể đi vào máu và gây nhiễm trùng toàn cơ thể. Nếu bạn thấy có cảm giác đau âm ỉ ở vùng hố chậu phải, hãy đến ngay phòng khám cấp cứu của bệnh viện (Những nơi này thường làm việc 24/24h).

Thông thường với viêm ruột thừa, khi ấn vào bụng sẽ không đau bằng khi bạn đi nhanh. Một nghiệm pháp khác là sử dụng cơ ở dưới túi mật: Co đầu gối lên đầu và nhờ ai đó ấn xuống, trong khi bạn cố chống lại. Nếu thấy đau thì đó là dấu hiệu ruột thừa bị kích thích và cần được khám xét kỹ hơn.

Đau như dao đâm giữa hai bả vai

Cảnh giác: Cơn đau tim

Khoảng 30% số người bị cơn đau tim không có triệu chứng tức ngực cổ điển. Đau giữa hai xương bả vai rất hay gặp ở phụ nữ, cũng như đau hàm, khó thở và buồn nôn. Nếu có những triệu chứng này (và nhiều khả năng sẽ có hơn một triệu chứng) thì cần đi khám càng sớm càng tốt.

Đau cơ thường là đau âm ỉ. Còn đau tim thì hay đau đột ngột như dao đâm. Hãy gọi xe cấp cứu chứ đừng tự đi đến bệnh viện. Hãy đợi xe cấp cứu đến vì họ có phương tiện để cấp cứu ngay những trường hợp như vậy.

Khó chịu quanh rốn

Nếu cơn đau bụng xảy ra sau một bữa ăn nhiều dầu mỡ, đồng thời với cảm giác đau nhức gần vai thì sỏi mật có thể chính là nguyên nhân.

Nếu bạn là phụ nữ trên 40 tuổi và đã có con, nguy cơ bị sỏi mật là khá cao. Sự tăng vọt của estrogen (thường gặp trong thời kì mang thai) có thể gây ra sỏi mật.

Những hạt sỏi nhỏ xíu này có thể hình thành trong túi mật suốt nhiều năm và nhìn chung không gây đau, trừ khi chúng rơi vào ống mật. Hậu quả là bạn thấy đau bụng nặng, hoặc đau trong chu kỳ.

Đau nóng bụng do uống nhiều thuốc Tây

Bệnh loét dạ dày thường đi kèm với đầy hơi, ợ, tiêu hóa kém và sụt cân. Loét dạ dày xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày và ruột.

Nhiều người cho rằng bệnh do căng thẳng gây ra nhưng đó không phải là nguyên nhân. Chính vi khuẩn H. pylori đã phá hủy lớp niêm dịch của dạ dày, hoặc việc sử dụng quá liều thuốc kháng viêm non-steroidal như Aspirin và Ibuprofen mới chính là lý do.

Bạn hãy làm xét nghiệm máu để có thể biết được cơ thể có nhiễm vi khuẩn H. pylori hay không.

Đau bụng sau khi ăn

Đau bụng sau khi ăn có thể xảy ra do có quá nhiều hơi trong hệ tiêu hóa, hoặc bạn ăn phải một số thực phẩm như sữa, ngũ cốc và đỗ có khả năng tạo hơi sau khi tiếp xúc với các vi khuẩn trong ruột. Đau bụng sau khi ăn dễ bị chẩn đoán nhầm thành sỏi mật hoặc bệnh tim.

Biện pháp: Để phòng hiện tượng này, bạn nên ăn các bữa nhỏ, tránh ăn quá nhiều. Ăn chậm rãi và nhai thức ăn kỹ. 

Đau bụng trái

Đau bên trái bụng báo hiệu các vấn đề sức khỏe không nên xem thường. Đó có thể là viêm hoặc ung thư ruột kết, ung thư đại tràng hay bệnh túi thừa. Nếu cơn đau đi kèm tiêu chảy và phân lẫn máu, bạn có khả năng mắc hội chứng Crohn.

Biện pháp: Ăn uống điều độ là biện pháp hiệu quả nhất phòng tránh đau bụng trái. Nếu tình trạng đau vẫn diễn ra thì bạn nên đi gặp bác sỹ.

Vì sao ăn dưa hấu có thể gây ngộ độc?
Vì sao ăn dưa hấu có thể gây ngộ độc?
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Dưa hấu là thực phẩm hết sức phổ biến mùa hè và được nhiều người ưa chuộng, vậy nó có khả năng gây ngộ độc hay không?
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Tran Mai