Những lý do không nên để trẻ ăn dặm quá sớm:
Trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi được coi là ăn dặm quá sớm. Điều này có thể khiến trẻ ít bú mẹ, rối loạn tiêu hóa, thiếu dinh dưỡng để phát triển và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Những lý do không nên để trẻ ăn dặm quá sớm (Ảnh minh họa)
Cho trẻ ăn dặm sớm sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác
Phần lớn thức ăn dặm cho trẻ đều làm chủ yếu từ tinh bột. Muốn tiêu hóa được tinh bột thì cần phải có men amylasa. Men này có rất ít ở tuyến nước bọt và tuyến tụy của trẻ 3 tháng tuổi, hoạt tính lại rất yếu, chỉ bằng 10% so với người lớn. Do đó, nếu cha mẹ cho trẻ ăn dặm sớm sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Trẻ ăn dặm sớm sẽ hại thận
Tuyến nước bọt của trẻ dưới 4 tháng tuổi chưa có đủ các enzyme cho việc tiêu hóa thức ăn. Khoảng trên 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé mới bắt đầu tiết ra một enzyme có tên là amylase, cần thiết cho việc tiêu hóa bột ăn dặm (chất tinh bột và carbonhydrate). Chính vì thế, nếu cho trẻ ăn dặm sớm, cơ thể của trẻ sẽ khá khó khăn khi tiêu hóa chất béo. Một số chất không thể tiêu hóa nổi sẽ bài tiết theo phân ra ngoài. Những thức ăn giàu protein như trứng, thịt, hoặc sữa bò, nếu được cho ăn quá sớm sẽ gây hại thận.
Nguy cơ béo phì
Cha mẹ lạm dụng cho trẻ ăn dặm quá sớm để nhàn hơn dễ khiến trẻ dễ thừa cân về sau. Tốt nhất là mẹ nên kiên nhẫn đợi đến khi trẻ đủ 6 tháng tuổi thì hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
Tránh nguy cơ trẻ bị thiếu máu- thiếu sắt
Việc cho trẻ bổ sung sắt từ thuốc bổ hoặc thực phẩm trong 6 tháng đầu đời giảm khả năng hấp thụ sắt của trẻ. Trẻ sinh đủ tháng, khoẻ mạnh, và được bú mẹ hoàn toàn trong cả 6 - 9 tháng đầu đời vẫn duy trì được hemoglobin và sắt dự trữ một cách bình thường.