Mâm cơm cúng có thể đơn giản hay hoành tráng tùy điều kiện gia chủ nhưng phải đảm bảo được các yếu tố sạch, cẩn trọng, thành kính. Do đó có những món ăn dù bạn nghĩ rằng rất ngon, rất công phu để làm thì cũng đừng đặt lên mâm cơm thắp hương những thứ này:
Những món ăn nặng mùi (thịt chó, thịt vịt, mắm tôm, gỏi cá sống...)
Những món ăn nặng mùi tanh hôi như gỏi cá, thịt chó, thịt mèo, mắm tôm... tuyệt đối không được đặt lên ban thờ thắp hương. Món ăn có mùi bốc ra ban thờ sẽ gây ô uế làm mất đi sự linh thiêng của khu vực thờ. Do đó những món ăn này cần tuyệt đối tránh không đặt lên ban thờ dù bạn nghĩ đó là ngon.
Cấm cúng cá mè
Cá mè trong quan niệm dân gian là thứ ăn đại kỵ bởi chúng mang ý nghĩa xúi quẩy hám tài. Thế nên đặt cá mè lên mâm cơm cúng sẽ mang ý nghĩa đen đủi không tài lộc. Hơn nữa cá mè là một loại cá tanh nên sẽ gây mùi khó chịu cho khu vực thờ.
Những món ăn đã bị nếm trước
Khi thờ cúng tuyệt đối không cúng những thứ đã bị ăn dở, ăn trước. Do đó khi mua đồ về thắp hương bạn cần tránh việc để những hoa quả cúng chung với hoa quả để ăn, tránh việc đã bị nếm trước. Những món ăn khi nấu thì không được nếm trước khi cúng. Phải đơm vào mâm cơm cúng, cúng xong, sua đó hạ lễ mới được nếm. Việc nếm trước khi cúng gây bất kính. Do đó những món ăn đã nếm rồi không cho vào mâm cúng.
Những món đồ đi xin
Trong văn hóa thờ cúng thì quan trọng nhất là tâm linh và phải là những thứ đồ mà gia chủ tự tay làm ra hoặc làm bằng công sức của mình. Bởi thế kiêng kỵ dâng lên mâm cúng là thứ đồ đi xin đi lấy của người khác. Chính bởi thế đồ bày lên mâm cúng phải là đồ do gia chủ làm ra ví dụ đi mua về nấu, đi đánh bắt hái lượm ngoài tự nhiên về.
Thức ăn hộp mua sẵn ngoài chợ
Đồ thờ cúng phải do tự gia chủ nấu nên người xưa rất kiêng việc đi mua thức ăn sẵn về cúng. Ngày nay dịch vụ chuyên làm cỗ cúng phát triển hơn thì cũng có thể tạm chấp nhận được nhưng không được mua những thức ăn không chuyên về cúng, ví dụ mua giò ở hàng cơm bụi, mua cơm canh ở hàng quán bán đồ ăn. Việc đặt mâm cỗ ở hàng chuyên làm đồ cúng thì tạm chấp nhận được giữa thời cuộc hiện đại bận rộn.
Không cúng món gỏi, tái, sống
Người Việt có rất nhiều món gỏi, cuốn, tái, sống, mặc dù với người sống có thể là ngon nhưng tuyệt đối không bày vào mâm cúng, bởi lẽ món ăn này không an toàn thực phẩm nên có thể gây ô uế trên ban thờ cúng. Điều đó là đại kỵ.
Rượu trà thuốc không rõ nguồn gốc
Khi bày vào mâm cơm cúng, bạn cũng tuyệt đối không bày những loại đồ uống hoa trái giả, đồ không rõ nguồn gốc. Đặc biệt rượu cúng phải là rượu nấu rượu ngon, không dùng rượu trà thuốc hàng mã, bởi đó là rượu pha từ cồn không phải rượu thật. Những cúng phẩm dâng cúng tổ tiên phải là đồ ngon tinh túy nhất mà gia chủ có được, ăn được, dùng được, chứ không phải đồ giả.
Món ăn mà người thân không thích khi còn sống
Khi làm cơm cúng, nhất là cơm cúng ngày giỗ thì tuyệt đối tránh đặt vào mâm cơm cúng món ăn mà người đã khuất không thích khi còn sống. Ví dụ làm cơm giỗ ông bà mà khi còn sống ông bà rất sợ món thịt quay thì khi làm cơm giỗ ông bà cần tránh đặt món này vào mâm cơm cúng. Điều đó thể hiện sự hời hợt, không thành tâm khi cúng giỗ.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm