Người bị tiểu đường
Hồng là loại quả có hàm lượng đường cao (10,8%). Bên cạnh đó, đường trong hồng là loại đường "ăn hại" (surcose, fructose, glucose) không hề tốt cho sức khỏe mặc dù glucose vẫn rất cần thiết đối với hoạt động của tế bào.
Do đó, người bị tiểu đường nên hạn chế ăn hồng để không làm thay đổi đột ngột lượng đường trong máu.
Người thường xuyên bí táo bón
Hồng chứa chất tannin (axit tannin). Chất này gặp canxi, kẽm, magie và các chất khoáng khác sẽ trở thành chất kết tủa mà cơ thể không thể tiêu hóa được. Hợp chất này không tan, lắng đặng thành các hạt li ti và theo phân ra ngoài.
Nếu ăn quá nhiều lòng, các thành phần lắng đọng này có thể tụ lại thảnh hạt to và khó thoát ra ngoài, đồng thời làm tắc nghẽn tiêu hóa.
Người đang đói bụng
Quả hồng chứa nhiều tannin và pectin. Ăn hồng lúc đói sẽ làm cách chất này kết tủa dưới tác động của axit dạ dày. Những khối kết tủa không xuống được ruột non thông qua môn vị mà lưu lại trong dạ dày và tạo thành sỏi.
Sỏi không được đào thải qua con đường tự nhiên sẽ dẫn đến tắc nghẽn đường tiêu hóa, làm xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, nôn ra máu...
Nhìn chung, khi đang đói bạn không nên ăn các loại hoa quả vì nó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Người vừa uống rượu
Theo Đông y, quả hồng tính hàn trong khi đó rượu có vị cay hơi đắng, tính nóng có độc.
Uống sẽ sẽ kích thích dạ dày bài tiết đường ruột. Ăn hồng vào lúc này, chất tannin đi vào dạ dày kết hợp với dịch trong đó sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với chất xơ và tạo thành các khối đông đặc khó tiêu, khó thải ra ngoài. Lâu dần có thể dẫn đến tắc ruột.