Chocolate đen
Trong thành phần của chocolate đen là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp tăng lượng chất sắt cho trẻ thiếu máu. Ngoài ra, đây cũng chính là một trong những thực phẩm giàu chất sắt nhất mà trẻ có thể ăn, mang đến 7 mg sắt trong 85g chocolete.
Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ nhỏ không thích vị đắng của chocolate đen. Chính vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể xử lý bằng cách làm tan chảy và trộn với bơ đậu phộng, rồi sau đó phết nó với bánh mì để tạo thành món ăn giàu chất sắt ngon miệng cho con sử dụng.
Bột ngũ cốc
Trong thành phần của những loại bột ngũ cốc thường dùng để ăn sáng được bán trên thị trường có hàm lượng chất sắt khá cao rất tốt cho trẻ thiếu máu, hoặc mắc chứng hoa mắt chóng mặt.
Tuy nhiên, khi mẹ mua những loại bột ngũ cốc này cần kiểm tra nhãn hàng vì có nhiều loại ngũ cốc được phân loại cho trẻ em và người lớn. Nếu mẹ chọn nhầm loại ngũ cốc cho người lớn sẽ dễ bị dư thừa chất sắt và muối không tốt cho bé chút nào.
Thịt đỏ
Nếu trẻ thường xuyên mắc chứng hoa mắt chóng mặt, mẹ có thẻ bổ sung thêm thịt đỏ vào thực đơn của bé. Trong tất cả các sản phẩm thịt động vật đều giàu chất sắt, thế nhưng, nhiều trẻ nhỏ lại thường không thích ăn thịt. Chính vì vậy, mẹ có thể thử một số cách chế biến mới mẻ, để tạo cảm giác thích thú cho trẻ khi ăn, và giúp trẻ khỏe mạnh, thông minh hơn mỗi ngày.
Bơ đậu phộng
Trong thành phần dinh dưỡng của bơ đậu phộng có chứa hàm lượng sắt trong bơ đậu phộng có thể khác nhau ở tùy nhãn hiệu, nhưng thường chứa khoảng 0,56mg sắt trên 15ml rất tốt cho não bộ của trẻ.
Đồng thời, mẹ cũng có thể cho trẻ thiếu máu dùng chung bơ đậu phộng với bánh mì ngũ cốc để có thể giúp cung cấp thêm khoảng 1mg sắt. Bên cạnh đó, các loại bơ đậu phộng cũng tương đối giàu protein, đây là một sự lựa chọn hợp lý cho trẻ nếu bé lười nhai thịt.