Trứng: Với hàm lượng protein cao và là một trong số ít thực phầm có chứa vitamin D, trứng được xem là thức ăn dinh dưỡng cần thiết để bổ sung nguồn năng lượng cho bé.
Thịt đỏ: Trong quá trình phát triển của bé, mẹ nên cung cấp đầy đủ lượng thịt đỏ cần thiết, vì đây là loại thịt cung cấp nhiều chất sắt nhất. Mẹ nhớ cho bé ăn từ 2 – 3 lần/ tuần.
Cá trắng: Trong cá trắng có nhiều selenium, canxi, magie hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Bên cạnh đó, cá trắng còn là thực phẩm ít béo, làm giảm nguy cơ bị các bệnh về tim.
Sữa: Đây là nhóm thực phẩm không thể thiếu, vì canxi trong sữa có rất nhiều công dụng trong việc tăng cường xương, răng, móng chân… ngoài ra sữa còn là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin B cần thiết cho quá trình phát triển tế bào não. Nếu trẻ không được cung cấp sữa đầy đủ, có thể bổ sung sữa chua, phô-mai vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Trái cây: Trái cây không chỉ tốt cho người lớn mà cả trẻ em, đây được xem là “thần dược” cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
Vitamin C: Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và ngăn cản các bệnh khi thời tiết lạnh, giúp hấp thu sắt tối đa. Các loại nước cam vắt, chanh, trái kiwi, quýt, bông cải xanh… có nhiều vitamin C. Không nên cho trẻ uống những loại nước ép trái cây tăng cường vitamin C nhân tạo, bởi vì nó cũng chứa nhiều đường không tốt cho sức khoẻ của trẻ.
Ngũ cốc nguyên cám: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu buổi sáng các bà mẹ chuẩn bị một tô bánh ăn sáng ngũ cốc nguyên cám cho trẻ thì ngày hôm đó trẻ sẽ tập trung và tiếp thu bài tốt hơn. Đồng thời, các vitamin B, E, kali, kẽm có trong bánh ăn sáng ngũ cốc nguyên cám sẽ cung cấp nhiều nguồn năng lượng cần thiết.
Cà chua: Ngoài giá trị cao về hàm lượng chất dinh dưỡng, cà chua còn được xem là “trái quý” trong phòng chống nguy cơ bị ung thư. Đặc biệt cà chua rất dễ ăn nên chị em phụ nữ có thể chế biến nhiều món để trẻ không bị ngán.
Rau có lá xanh đậm: Những loại rau có lá xanh đậm có hàm lượng sắt và folate cao. Rau bó xôi được xem là loại rau tốt nhất cho trẻ.
Cha mẹ hãy tập cho trẻ ăn rau và xem đó như một khẩu phần bắt buộc. Ngoài ra bữa ăn nên trình bày sao cho các thứ rau quả, trái cây trông thật hấp dẫn, ngon lành và đúng với lúc trẻ đang đói, trẻ sẽ ăn một cách ngon miệng và trẻ sẽ thích các món rau hơn.
Các loại hạt: Đỗ, đậu phộng, vừng… là các loại hạt giàu giá trị dinh dưỡng, những thực phẩm này đều giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Tinh bột: Chọn những nguyên liệu cung cấp carbohydrate phức hợp như bánh mì toàn phần, khoai tây, mì sợi…Những món ăn này phóng xuất năng lượng chậm, lâu bền nên duy trì được năng lượng, giúp trẻ hoạt động và tập trung trong thời gian dài.