Trước khi ngủ là thời gian thích hợp để thải độc: Làm việc này giúp thanh lọc, trẻ trung, tăng tuổi thọ

19:30, Chủ nhật 03/03/2024

( PHUNUTODAY ) - Ngâm chân giúp thư giãn, xua tan những mệt mỏi và cải thiện làn da.

Bàn chân có hơn 20 huyệt đạo, mỗi huyệt đảm nhiệm một vai trò, duy trì các hoạt động linh động khác nhau và có tác động với sức khỏe.

Các huyệt của vùng gan bàn chân thông tuyến với não, do đó, ngâm chân có thể cải thiện giấc ngủ của bạn. Hiện nay, y khoa đã ứng dụng việc massage chân để giảm đau đầu, trị một số bệnh xương khớp, giải độc.

Ngâm chân buổi tối có thể cải thiện sức khỏe của bạn

Ngâm chân buổi tối có thể cải thiện sức khỏe của bạn

Những tác dụng của ngâm chân trước khi ngủ

Cải thiện trí não và tinh thần

Ngâm chân nước nóng trước khi ngủ sẽ tạo cảm giác thư giãn sâu và thoải mái do tăng cường lượng máu lưu thông từ đó chúng ta sẽ dễ dàng có một giấc ngủ sâu và chất lượng hơn.

Khi chất lượng giấc ngủ được cải thiện cơ thể sẽ sản xuất ra những hormone hạnh phúc, thỏa mãn, từ đó chúng ta có thể bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng và tăng cường sự tập trung.

Một giấc ngủ tốt sẽ giúp giải tỏa stress cũng như cân bằng và làm chủ giữa suy nghĩ và cảm xúc của bản thân.

Tăng cường sức khỏe

Một tác dụng bất ngờ của ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ là có thể phòng bệnh. Do trong quá trình ngâm chân bạn cảm thấy thư giãn tối đa và cơ thể đưa về trạng thái cân bằng từ đó duy trì sức khỏe ổn định.

Nước nóng giúp tăng lưu lượng máu xuống vùng bàn chân, giải độc cho những vùng cơ thể cần chữa lành.

Hơn nữa, việc ngâm chân bằng nước nóng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tiêu viêm và kháng khuẩn.

Điều trị các bệnh mạn tính

Ngâm chân bằng nước nóng thường xuyên kết hợp với bấm huyệt là phương pháp điều trị một số bệnh lý như: Đái tháo đường, lạc nội mạc tử cung, các bệnh lý về cơ xương khớp.

Ngâm chân thế nào để hiệu quả?

Trước khi đi ngủ, bạn nên chuẩn bị một chậu nước nóng khoảng 40 - 50 độ C để ngâm chân.

Trước khi đi ngủ, bạn nên chuẩn bị một chậu nước nóng khoảng 40 - 50 độ C để ngâm chân.

Trước khi đi ngủ, bạn nên chuẩn bị một chậu nước nóng khoảng 40 - 50 độ C để ngâm chân.

Dụng cụ ngâm chân có thể là thau, chậu làm bằng gỗ, sứ hoặc dùng các chậu bằng điện có tích hợp thêm các sóng siêu âm kích thích, đây là loại máy phổ biến trong giai đoạn gần đây.

Loại chậu này có công dụng vượt trội hơn nhờ các sóng siêu âm kích thích giúp tăng lượng máu lưu thông, bên cạnh đó nhiệt độ của nước là chính xác vì máy có hiển thị nhiệt độ và nhiệt độ này được duy trì trong suốt quá trình trị liệu mà không bị nguội nhanh như các thiết bị truyền thống.

Tư thế ngâm chân là ngồi thoải mái trên ghế, tốt nhất là ghế tựa và êm ái để tạo cảm giác thoải mái nhất có thể. Nên thực đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ, thời gian ngâm chân hiệu quả nhất là 10 – 15 phút.

Nếu sử dụng các dụng cụ ngâm chân truyền thống cần thử trước nhiệt độ nước trước khi ngâm để điều chỉnh cho phù hợp, không nên ngâm chân bằng nước quá nóng vì ngoài gây bỏng da còn làm cơ thể bạn toát nhiều mồ hôi trước khi ngủ, điều này là không tốt.

Khi ngâm chân, nên ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm. Đây là nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ khi ngâm chân vì ở cổ chân có 3 đường kinh dương (túc thiếu dương: đởm, túc dương minh: vị, túc thái dương: bàng quang); 3 đường kinh âm (túc thái âm: tỳ, túc thiếu âm: thận, túc quyết âm: can); đồng thời, cũng là nơi có nhiều huyệt nguyên, huyệt tỉnh nên phải để nước ngập cổ chân cho thuốc tác động lên các huyệt đạo, các đường kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông để từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.

Với lợi ích là ngâm chân nước nóng dễ ngủ, nên có rất nhiều người áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, nếu là người già hoặc trẻ em thì cần có người trợ giúp vì những đối tượng này khó khăn trong quá trình pha nước cũng như dễ xảy ra các tai nạn trong khi ngâm chân. Cần theo dõi để kịp thời xử trí và hỗ trợ bất cứ lúc nào người thân bạn cần sự trợ giúp.

Hướng dẫn những cách ngâm chân

Ngâm chân với lá lốt hoặc lá ngải cứu

Bạn có thể sử dụng lá lốt hoặc lá ngải cứu để ngâm chân, thải độc, bởi đây là hai nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để chữa trị chứng đau đầu, chóng mặt. Ngâm chân với ngải cứu và lá lốt còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp như phế quản, phổi, ho,...

Bạn thực hiện theo các bước sau để ngâm chân đẹp da và thải độc tốt:

Bước 1: Đầu tiên, bạn chuẩn bị khoảng 20 - 30g lá lốt hay lá ngải cứu tươi và cho vào 1.5 lít nước.

Bước 2: Bạn đun sôi nước, sau đó đổ nước ra một cái chậu ngâm chân và cho lá ngải cứu hay lá lốt vào.

Bước 3: Nếu bạn muốn ngâm chân ngay lập tức thì pha với một ít nước nguội, sao cho nhiệt độ nước ngâm chân ở mức khoảng 40 độ C.

Ngâm chân với gừng tươi

Gừng là loại thực phẩm, đồng thời cũng là loại thuốc tốt cho sức khỏe trong y học phương Đông. Thế nên sử dụng gừng tươi để ngâm chân không chỉ giúp làn da luôn tươi trẻ mà còn thải độc và điều trị các bệnh như viêm khớp, chân lạnh cóng, hoa mắt chóng mặt,...

Bạn hãy thực hiện theo các bước sau, để có một hỗn hợp ngâm chân với gừng tươi đúng cách và sử dụng hiệu quả:

Bước 1: Đun sôi khoảng 1.5 lít nước, sau đó cho 10 - 15g lát gừng tươi cắt mỏng hoặc giã nát. Bạn đợi khoảng 10 phút sau thì tắt bếp, để nước nguội còn khoảng 40 độ.

Bước 2: Đổ hỗn hợp nước và gừng vào chậu, cho 2 chân vào ngâm khoảng 15 phút. Trong khi ngâm bạn kết hợp xoa bóp, massage bàn chân, đặc biệt là vùng mắt cá chân.

Dùng vỏ bưởi để ngâm chân

Bài thuốc ngâm chân thải độc với vỏ bưởi giúp thận bài tiết tốt hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, mang đến cho bạn giấc ngủ ngon. Công thức này còn giúp giảm ngứa, chống viêm, nhanh lành vết thương, chữa đau khớp,...

Bạn thực hiện tuần tự theo các bước như sau:

Bước 1: Đun nước sôi, sau đó cho vỏ bưởi cắt nhỏ vào đun cùng khoảng 10 phút.

Bước 2: Đổ nước ra chậu gỗ để nhiệt độ giảm bớt còn khoảng 40 độ là bạn có thể ngâm chân vào. Trong lúc ngâm, bạn nhớ kết hợp với thao tác massage nhẹ nhàng khắp lòng bàn chân và cổ chân để máu huyết có thể lưu thông tốt.

Kết hợp nước ấm và muối

Bạn có thể ngâm chân với muối cùng với nước ấm, giúp máu tuần hoàn tốt hơn, sự trao đổi chất cũng được nâng cao và khí huyết lưu thông. Đồng thời, kết hợp nước ấm và muối còn xua tan đi mệt mỏi, sảng khoái tinh thần.

Cách ngâm chân giải độc, đẹp da với nước ấm và muối thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn đun sôi nước và đợi nước nguội ở nhiệt độ khoảng 40 độ C, rồi đổ ra chậu.

Bước 2: Cho khoảng một thìa muối hòa tan với nước và cho chân vào ngâm khoảng 20 phút. Bạn nên khởi động nhẹ nhàng cơ thể và đôi chân để tránh không bị sốc và giúp khí huyết lưu thông.

Ngâm chân với các loại tinh dầu

Bên cạnh sử dụng vỏ bưởi, gừng, ngải cứu, muối,... thì bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu có mùi hương dễ chịu hay những loại tinh dầu có công dụng điều trị các loại bệnh. Mùi hương của tinh dầu mang đến bạn cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng.

Cách thực hiện ngâm chân với các loại tinh dầu:

Bước 1: Bạn đun sôi khoảng 1.5 lít nước và để cho nước nguội lại ở nhiệt độ khoảng 40 độ C.

Bước 2: Sau đó, bạn đổ nước vào bồn ngâm chân, nhỏ vào 2 - 3 giọt tinh dầu và khuấy điều. Tiếp theo, bạn cho chân vào ngâm kết hợp với xoa bóp khắp bàn chân để máu huyết được lưu thông tốt.

Lưu ý khi ngâm chân buổi tối

Cần lưu ý công dụng của các vị thảo dược để lựa chọn thích hợp, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Nhiệt độ nước ngâm chân nên từ 40 đến 50 độ C, không nên dùng nước quá nóng. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao vừa gây nên những tổn thương ở chân vừa làm tăng kích thước các mạch máu của bàn chân, ảnh hưởng đến phân bố tuần hoàn của cơ thể điều này ảnh hưởng xấu vì máu không tập trung cho những cơ quan quan trọng như tim, phổi, não.

Không nên ngâm chân quá lâu. Nếu ngâm chân trên 20 phút cũng sẽ gây rối loạn phân bố tuần hoàn của cơ thể. Thêm vào đó vào mùa đông, nếu thời gian ngâm chân quá dài gây nên da khô và mẩn ngứa.

Không nên ngâm chân trong những ngày hành kinh do lúc này cơ thể đang mệt mỏi và bị mất máu. Nên ưu tiên máu đến tử cung để hạn chế và giảm bớt đau bụng kinh.

Sau khi ngâm chân xong không nên ngủ ngay mà cần lau khô và đợi chân cân bằng nhiệt độ với cơ thể.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc