Nữ hoàng họ Võ - Dâm đãng và bạc tình

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Tất thảy đều không thể phủ nhận sức mê hoặc lòng người của Võ Tắc Thiên, một người ngay ở độ tuổi trăng tròn đã có ý thức sử dụng nhan sắc của mình làm chiếc cầu tiến thân.

Thiên hạ đã tốn biết bao giấy mực nhằm phân tích, mổ xẻ, luận bàn "công" và "tội" của người đàn bà uy lực này. Và cũng đã có không ít bộ phim với sự tham gia diễn xuất của một số ngôi sao màn bạc nhằm lột tả cho được sự phức tạp trong thế giới nội tâm của bà ta.

Tạo hình Võ Tắc Thiên trên phim.

Tất thảy đều không thể phủ nhận sức mê hoặc lòng người của Võ Tắc Thiên, một người ngay ở độ tuổi trăng tròn đã có ý thức sử dụng nhan sắc của mình làm chiếc cầu tiến thân. Bởi thế, trong mỗi một cuộc tình của bà ta, bao giờ cũng ẩn chứa một nét gì đó vừa gian manh, vừa độc ác. Không biết có bao nhiêu người tình của bà bị giết sau những cuộc truy hoan bất tận?

Người đàn bà tàn độc

Thuở nhỏ, Võ Tắc Thiên có tên là Võ Chiếu. Năm Trinh Quán thứ 11 (tức năm 638), khi mới ở tuổi 14, Võ Chiếu bị đưa vào cung. Lo lắng cho số phận của con gái mình, mẹ cô - một phụ nữ thuộc hàng danh gia thế tộc - đã khóc ròng rã mấy ngày trời. Riêng Võ Chiếu thì lại tỏ ra "bình chân như vại". Cô trấn an mẹ: "Mẹ đừng khóc như vậy. Biết đâu gặp thiên tử chẳng phải là một sự may mắn?".

Ở trong cung, Võ Chiếu được đổi tên là Võ Mỵ Nương. Nhan sắc rực rỡ của Mỵ Nương đã thực sự chinh phục được Đường Thái Tông Lý Thế Dân, một ông vua có tài trị quốc. Dẫu vậy, vận của Mỵ Nương "chưa lên", bởi khi đó Lý Thế Dân đã ở vào tuổi xế chiều. Căn bệnh kiết lỵ kinh niên khiến sức khỏe của ông ngày càng sa sút. Nhà vua ngày đêm lo thang thuốc. Đã có lúc, do loạn thuốc, Lý Thế Dân chỉ còn ở vào tình thế nằm bệt trên giường. Biết mệnh trời khó cưỡng, một ngày kia, nhà vua rời cung điện chuyển đến dưỡng bệnh ở dưới núi Thái Bạch, chuẩn bị tinh thần chờ phút lâm chung.

Nhận thấy được thời thế sắp vần xoay, Mỵ Nương bèn chuyển hướng mục tiêu sang ve vãn Thái tử Lý Trị (tức Đường Cao Tông sau này).

Chuyện đó cuối cùng cũng đến tai nhà vua. Nhưng Đường Thái Tông, một ông vua nhân từ, lại không có bằng chứng cụ thể nên ông không thể ra tay nghiêm trị.

Lúc đó, trong dân gian bỗng nổi lên mấy câu "sấm truyền": "Ba đời Đường trước, Đường sau/ Võ nương nữ chúa đứng đầu làm vua". Là người nhạy cảm, lại rất biết lo xa, Đường Thái Tông nghi ngại sau này, Mỵ Nương sẽ có những can thiệp không hay vào chuyện triều chính, ảnh hưởng tới nghiệp lớn của nhà Đường. Bởi vậy, trước khi qua đời, ông đã nghe theo lời khuyên của Thái sử lệnh Lý Thuần Phong đồng ý để Mỵ Nương cùng hơn chục cung nữ từng gắn bó với mình xuống tóc đi tu tại chùa Cảm Nghiệp.

Ngày 26/5/650, Đường Thái Tông băng hà. Thái tử Lý Trị được hộ giá về triều kế vị vua cha. Ngày 1/6, Lý Trị đăng quang, trở thành Đường Cao Tông, lấy niên hiệu là Vĩnh Huy.

Sau khi lên ngôi, Đường Cao Tông đã không còn nhớ gì tới cô tỳ nữ yêu dấu của vua cha. Một lần, nhà vua trẻ đến chùa Cảm Nghiệp thắp hương. Tại đây ông đã bất ngờ gặp lại Mỵ Nương trong vai một ni cô. Mỵ Nương tranh thủ thời cơ nhắc lại cho vua hay chuyện tình xưa nghĩa cũ, vừa nói vừa khóc khiến đấng quân vương cũng cảm động không cầm nổi nước mắt. Và cuộc tình năm xưa lại bừng bừng sống dậy trong huyết quản Cao Tông - một người cao hơn tất thảy, bất chấp mọi lời đàm tiếu, dị nghị của những người xung quanh.

Hơn nữa, một cơ may trời cho lại đến với Mỵ Nương, Vương hậu (vợ Cao Tông) không sinh nở được nên bà phải đem Lý Trung - con của một cung nữ  về nuôi và được Cao Tông lập làm thái tử. Tuy nhiên, Vương hậu cũng biết là kể từ khi lên ngôi, Cao Tông ngày càng tỏ ra sủng ái một người phi tên là Tiêu Thục. Vốn biết và có "cảm tình" với Mỵ Nương từ trước, nên để "san" bớt tình cảm của Cao Tông, Vương hậu bèn nghĩ tới một kế là gợi ý để nhà vua đưa Võ Mỵ Nương về cung, hy vọng bà ta sẽ cùng với Mỵ Nương làm thành một "liên minh" để đánh bại Tiêu Thục. Thật là tự thân rước họa, nuôi ong tay áo!

Trở lại nơi cung thất, Mỵ Nương khôn khéo tạo vỏ bọc, lấy lòng Vương hậu. Mỵ Nương còn khôn khéo lấy lòng các tì nữ và "cài cắm" được người thân tín của mình ở bên Võ hậu để nắm bắt nội tình. Địa vị của Tiêu Thục trong mắt Cao Tông ngày càng bị hai người đàn bà câu kết với nhau gièm pha nên mờ dần đi. Trong khi đó, bởi "cảm tình" với Mỵ Nương nên Vương hậu luôn tìm cách nói tốt cho cô, làm cho vị trí của Mỵ Nương vô hình trung ngày một được vững chắc.

Vương hậu vốn không sinh nở được nên Mỵ Nương đã phải "đảm nhiệm" thay. Khi biết tin Mỵ Nương mang thai, Đường Cao Tông tỏ ra rất quan tâm săn sóc cô. Thậm chí, đã có lúc ông tính tới việc lập Mỵ Nương làm quý phi. Song vì các quan ra sức can gián, cho rằng nhà vua làm như vậy là trái với lễ giáo (con lấy tì thiếp của cha) nên Cao Tông đành lòng phải dừng việc này lại. Tuy nhiên, nhân đó, ông phong Mỵ Nương làm "chiêu nghi", tức người đứng đầu trong 9 cung tần.

Sau khi "hạ bệ" được Tiêu Thục, Mỵ Nương (lúc này được gọi là Võ Chiêu Nghi) bắt đầu quay sang "thanh toán" Vương hậu. Để tạo thêm vây cánh, Võ Chiêu Nghi tìm mọi cách mua chuộc các cung tần mỹ nữ trong cung. Đặc biệt, khi hay tin ai đó bị Vương hậu bạc đãi, cô tìm tới an ủi ngay. Bởi lẽ đó mà mọi động tĩnh của Vương hậu đều được những người thân tín của Võ Chiêu Nghi nắm bắt được cả.

Sự tình được đẩy tới "đỉnh điểm" sau thời gian Võ Chiêu Nghi sinh cho Đức vua một cô con gái. Hôm ấy, Đức vua thân hành đến thăm con. Võ Chiêu Nghi làm bộ nũng nịu, âu yếm với Đức vua, sau đó cô cho vén màn để Đức vua nhìn mặt con gái. Cao Tông vô cùng thất sắc khi nhận thấy đứa bé nằm bất động, mặt mũi xám ngoét. Nó đã bị chết ngạt! Trước sự thật hiển nhiên ấy, Võ Chiêu Nghi trừng mắt hỏi một cung nữ: "Ngươi có thấy ai đến đây không?". Cung nữ trả lời: "Chỉ có Võ hậu mới đến, ngoài ra không có ai".

Chỉ mới nghe đến vậy, Đức vua gầm lên: "Hoàng hậu dám cả gan giết con gái ta... Tội ác này ta dung làm sao được!".

Người đàn bà độc ác, giảo quyệt Võ Chiêu Nghi (kẻ đã đang tâm giết con gái đẻ để "gắp lửa bỏ tay người") vờ vịt khuyên can Đức vua hãy nguôi cơn giận, rằng Vương hậu làm vậy chỉ là hành động bột phát, xuất phát từ cách nghĩ nông cạn mà thôi!

Đường Cao Tông nghe vậy hầm hầm bỏ đi. Sự việc tạm dừng ở đây.

Ít ngày sau, bỗng trong cung nổi lên lời cáo phát, rằng "Vương hậu cùng mẹ dùng tà thuật, yểm bùa có lời phù phép làm ảnh hưởng đến mọi hành vi của người khác". Sự việc càng trở nên nghiêm trọng khi người ta tìm được dưới gầm giường của Vương hậu một hình nhân bằng gỗ, có khắc tên họ Cao Tông cùng một cây sắt nhọn cắm vào ngực. Cao Tông rất phẫn nộ trước hành động này. Đến năm Vĩnh Huy thứ 6 (tức năm 655), dưới sự "khuyến khích" của một số đại thần, Đường Cao Tông đã phế truất Vương hậu, lập Võ Chiêu Nghi lên làm hoàng hậu. Đến mùa xuân năm sau, ông cho lập Lý Hoàng (là con Võ Chiêu Nghi) làm thái tử. Đến đây, có thể nói, mục đích cơ bản của người đàn bà tham vọng ngất trời này đã gần như đạt được trọn vẹn.

Song song với việc bị phế truất, Vương hậu và phi tần Tiêu Thục đã bị Võ hậu (tức Võ Chiêu Nghi) đưa vào giam lỏng tại một ngôi nhà hoang phế. Sau đó, do có tinh thần "phản kháng", họ bị Võ hậu cho đánh đập, tra tấn tàn bạo đến chết.

Năm 663, trải qua những tháng ngày bệnh tật triền miên, Đường Cao Tông Lý Trị qua đời, Võ hậu lên ngôi nhiếp chính, đổi tên nước là Chu và trở thành vị Nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Võ Tắc Thiên (tên này chỉ được tôn vinh sau khi bà chết. Toàn danh là "Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng Thái Hậu) nắm giữ quyền lực tối thượng hơn bốn mươi năm. Tương truyền, đến khi mất (năm 82 tuổi) bà vẫn còn giữ được nhiều nét hấp dẫn. Điều này lý giải tại sao khi Đường Cao Tông còn sống, bà đã vượt lên hết thảy mọi cung nữ trẻ đẹp khác để làm cho ông ngày đêm mê mẩn, lý trí bị chi phối và có nhiều hành động như được sinh ra để phục tùng cho ý muốn quái đản của bà.

Võ Tắc Thiên không chỉ nổi tiếng bởi là vị nữ hoàng đế duy nhất Trung Quốc mà bà còn được biết đến với khả năng tình dục rất mạnh mẽ mà ít ai sánh bằng.

Vị nữ hoàng đế đa dâm

Trong sử Trung Hoa có nói, Võ Tắc Thiên thuộc người phụ nữ đẹp, dâm đãng, làm thiếp của cha (vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân) sau lấy con của Thế Dân là Đường Cao Tông Lý Trị trở thành Hoàng hậu và sau nắm hết quyền hành như một vị Hoàng Đế. Võ Tắc Thiên không chỉ chính danh lấy cha và con, bà ta còn dâm đãng điên cuồng theo "gien" di truyền từ mẹ ruột, tức Dương Thị. Năm Dương Thị 60 tuổi còn gian dâm với cháu ngoại là Hạ Lan Kinh.

Cái dâm của Võ Tắc Thiên khi được nhắc đến có chuyện, khi bà ta bị Đường Cao Tông bỏ bê đưa vào chùa Cảm Nghiệp làm ni cô (do các thái sư nhìn sao trên trời đoán vận mệnh cho vua nói rằng, sau họ Lý là họ Võ sẽ lên ngôi thiên tử. Vì thế ai họ Võ đều mất hết binh quyền, người trong cung thì đưa vào lãnh cung là ni cô), rồi trong cảnh tịch mịch đã thông gian với một hòa thượng tên Phùng Tiểu Bảo.

Lúc được Đường Cao Tông sủng ái trở lại, Võ Tắc Thiên tìm cách đưa họ Phùng vào hậu cung để mây mưa do hai người ý hợp tâm đầu. Thân hình Phùng Tiểu Bảo vạm vỡ, rất khoẻ trong việc gối chăn.

Ngoài họ Phùng, Võ Tắc Thiên còn dâm loạn ăn nằm với quan ngự y Thẩm Nam Liêu, người thường đến cung "massage" cho Hoàng hậu. Ngoài ra còn có vị đạo sĩ tên Minh Sùng Nghiễm, luôn luôn có mặt để thỏa mãn dâm tính của bà.

Rồi khi Võ Tắc Thiên nhận ra các nhân tình kia đều lớn tuổi hơn bà ta, lập tức Võ Tắc Thiên "cải cách" chuyện phòng the, tìm ngay một tình nhân nhỏ tuổi hơn bà là Trương Xuân Tông một chàng trai từng ăn nằm với Thái Bình Công Chúa con bà.

Và chỉ qua một đêm Võ Tắc Thiên thấy thỏa mãn hài lòng ngay với họ Trương. Nhưng vì Trương Xuân Tông đang là nhân tình với Thái Bình Công Chúa sợ người yêu ghen nên liền tiến cử Trương Dịch cho Võ Tắc Thiên, giới thiệu Trương Dịch cũng thuộc "cao thủ võ lâm" trong đường ân ái. Dù vậy Võ Tắc Thiên vẫn không buông Trương Xuân Tông. Cả hai anh em họ Trương phải thi nhau cung phụng dục tình cho Võ Tắc Thiên.

Võ Tắc Thiên vẫn chưa đủ thỏa mãn sự dâm loạn. Sau khi Đường Cao Tông chết, Võ Tắc Thiên nắm hết quyền hành trong triều đình, bà ta còn ra lệnh thần dân tiến cử thêm nam nhân khoẻ mạnh.

Bà chọn được Liễu Lương Tân, rất am tường chuyện phòng the, còn Vệ Trương Sử viết trong thư tự tiến cử khoe rằng mình có dương vật vừa dài vừa to, khoẻ mạnh hơn mọi nam nhân khác (hai người này được ghi trong sách "Cựu Đường Thư"), Võ Tắc Thiên đều cho vào cung để thưởng thức.

Còn rất nhiều nhân vật được Võ Tắc Thiên ăn nằm. Dù đã gần 80 tuổi, không đêm nào Võ Tắc Thiên ngủ mà thiếu đàn ông.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn