Qua tìm hiểu, tác giả bài báo có tình tiết giống như vụ thảm họa của chuyến máy bay A320 của hãng Germanwings là Jan Cocheret – một phi công người Hà Lan với 35 năm kinh nghiệm lái máy bay. Hiện người đàn ông này đang lái cho hãng Emirates.
Chân dung phi công Jan. |
Trong nội dung bài viết trên báo Piloot en Vliegtuig, Jan Cocheret chia sẻ nội dung:
“Nhờ hệ thống chốt cửa siêu an toàn, một phi công có thể dễ dàng chiếm quyền kiểm soát khoang lái, nhốt đồng nghiệp của mình bên ngoài. Chỉ cần chờ thời cơ người đó ra ngoài đi vệ sinh, và thế là anh ta không thể nào mở cửa được nữa.
Tất nhiên, vẫn có cách vào trong mà không cần phá cửa khoang lái (nhờ mật mã), nhưng viên phi công bên trong có thể vô hiệu hóa mã này và đẩy cộng sự của mình vào thế bất lực, chỉ biết ngồi lại cùng hành khách để nhìn những gì sẽ đến”.
Bản thân Jan Cocheret là một người bình luận cho website chuyên về hàng không Luchtvaartnieuws (Hà Lan). Nhưng khi phát hiện ra nội dung trên thì Jan lại không dám đăng lên trang website vì sợ dư luận hoang mang, mà gửi bài viết cho một tờ báo giấy Piloot en Vliegtuig.
Khi thảm họa của hãng Germanwings ở vùng núi Alps hồi tuần trước khiến dư luân vô cùng hoang mang, gia đình nạn nhân đau đớn tột cùng. Bất ngờ hơn, khi nhiều người phát hiện nội dung bài viết của Jan lại có nhiều điểm trùng hợp về tình tiết trên máy bay A320.
Trong nội dung bài báo, tác giả Jan cũng cho biết nếu một phi công có ý định tự sát, hủy hoại chuyến bay cũng rất dễ dàng.
Jan cũng cho rằng, đã có nhiều trường hợp phi công muốn tự tử, hủy hoại máy bay, sát hại hành khách… như vụ một phi công của hãng hàng không Ethiopian Airlines đã áp dụng kịch bản tương tự để chuyển hướng máy bay về Genève. Cái giá phải trả cho hành động điên rồ này là 19 năm 6 tháng tù vì tội cướp máy bay.
Trong bài báo của mình Cocheret kịch liệt phê phán hệ thống đảm bảo an ninh được áp dụng trên máy bay từ sau sự kiện 11/9.
“Ngay từ đầu, tôi đã thấy đó là cách làm rất tệ. Nếu có kẻ nào đó với ý nghĩ đen tối trong đầu định xông vào khoang lái thì cánh cửa sẽ ngăn hắn lại. Nhưng nếu vấn đề lại bắt đầu từ chính bên trong khoang lái thì sao?”
Theo thông tin giới truyền thông thế giới, sau thảm họa Germanwings, nhiều hãng hàng không đã bắt buộc một tiếp viên vào khoang lái nếu một trong 2 phi công ra ngoài. Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho rằng nên đưa ra một mã khẩn cấp thứ hai đề phòng trường hợp xấu xảy ra trong phòng lái.
Tiết lộ lý do cơ phó Airbus A320 cố ý lao máy bay xuống núi (Xã hội) - (Phunutoday) - Cảnh sát cho biết, cơ phó Lubitz từng có lịch sử trầm cảm và đang bị “khủng hoảng cá nhân” trước thời điểm xảy ra vụ tai nạn máy bay thảm khốc. |