Rụng tóc nhiều là dấu hiệu của bệnh ung thư?

10:00, Thứ năm 15/12/2016

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn đang bị rụng tóc nhiều hãy tìm hiểu nguyên nhân ngay kẻo hối không kịp!

Tóc có cấu trúc sừng, hình sợi dài, là dẫn xuất của biểu bì bao phủ da đầu với thành phần chủ yếu là chất sừng, nhiều biotin, kẽm, lưu huỳnh và nitơ. Màu và dạng của tóc chính là một dấu hiệu nhân chủng học quan trọng. Tóc có thể mang màu đen, vàng, nâu, hung, bạch kim, đỏ... và có thể thẳng, xoăn, dợn sóng.

rung-toc

 

Bình thường lúc sinh ra, mỗi người có từ 100.000 – 200.000 nang tóc đã được xác định sẵn màu sắc, chiều dài cũng như độ dày của tóc. Mọc tóc là một chu trình gồm ba giai đoạn: tăng trưởng từ 2 – 6 năm (trung bình 2 – 4 năm ở nam, 4 – 6 năm ở nữ), tiến triển từ 2 – 3 tuần, và tồn tại 2 – 3 tháng. Trong cùng một thời điểm, có 90 – 95% các nang tóc tăng trưởng trong lúc dưới 1% tiến triển và 5 – 10% đang duy trì sự tồn tại. Vào cuối giai đoạn tồn tại, tóc bắt đầu rụng và chu trình kế tiếp bắt đầu, sẽ có một mầm tóc mới mọc lên thay thế sợi tóc cũ. Tất cả các trường hợp rụng tóc đều có tác động hay bị gián đoạn một trong các giai đoạn này.

Tóc mọc 0,3 – 0,4mm/ngày, tối đa 1 – 1,2cm trong một tháng, tốc độ mọc chậm dần theo tuổi tác. Theo thời gian, tóc cũng có thể bị bệnh hoặc già đi và quá trình này sẽ tăng tốc với sự tham gia của nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài như hoá chất, ánh nắng, chế độ dinh dưỡng, tình trạng bệnh lý. Thông thường, mỗi ngày có 30 – 60 sợi tóc ở cuối giai đoạn thoái triển, rụng đi đồng thời một số nang tóc tương đương bắt đầu giai đoạn tăng trưởng. Tốc độ rụng tóc tương đồng với tốc độ mọc tóc, do đó, số lượng tóc gần như được duy trì nguyên vẹn. Khi số lượng tóc rụng mỗi ngày vượt quá 100 sợi thì ta có thể mắc bệnh rụng tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh rụng tóc như do da đầu tăng tiết bã nhờn, do ăn uống không đủ chất, vitamin, do căng thẳng stress, do nguồn nước, dầu gội không phù hợp. Cũng có khi do thời kì phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh.

Mặt khác rụng tóc có thể do bạn tiếp xúc với các chất hóa mỹ phẩm, thói quen làm đẹp không đúng cách, duỗi, uốn, nhuộn nhiều lần, các dầu gội đầu trị gàu mạnh cũng có thể khiến tóc bị gãy rụng nhiều.

Ngoài ra có một nguyên nhân nữa khiến tóc rụng nhiều là việc mất cân bằng giữa DHT (dihyrotestosterone) và Testosterone trong máu. Khi nồng độ DHT trong máu tăng cao, sẽ dẫn đến việc ức chế hành tóc không nhận được đủ các chất dinh dưỡng, tóc không được nuôi dưỡng sẽ mỏng đi, yếu, dễ rụng và khó mọc lại. Hơn thế, DHT còn làm tuyến bã nhờn tăng tiết, khiến cho chân tóc bị bít lại, yếu và càng dễ rụng.

Tuy nhiên, rụng tóc nhiều không phải là triệu chứng của bệnh ung thư . Các bệnh nhân ung thư chỉ bị rụng tóc khi có sự tác động của quá trình hóa, xạ trị hoặc dùng thuốc chống ung thư. Nên bạn đừng lo lắng quá. Về trường hợp của bạn, bạn cần xem xét các nguyên nhân vì sao tóc rụng để chữa trị tận gốc mới có hiệu quả.

rung-toc1

 

Cách tốt nhất để chữa bệnh rụng tóc là bạn phải điều trị từ bên trong và bên ngoài. Điều trị bên ngoài là thay đổi thói quen chăm sóc tóc, không cột tóc quá chặt, đổi dầu gội đầu, bạn có thể dùng bồ kết hoặc các loại mặt nạ chăm sóc tóc từ trái cây, tránh xa các tiệm ép , nhuộm tóc khi tóc đang còn yếu.

Điều trị dứt điểm bệnh rụng tóc từ bên trong bằng cách bổ xung các vitamin và khoáng chất tăng cường độ chắc khỏe cho tóc. Việc chữa trị bệnh rụng tóc có thể mất thời gian nhưng bù lại sẽ an toàn , bền vững và phải không có tác dụng phụ.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Ngọc Lê